Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh với công tác phát triển khoa học - kỹ thuật
16:43', 13/6/ 2004 (GMT+7)

Là người nắm vững quy luật vận động của lịch sử, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc những yêu cầu hiện tại và đòi hỏi tương lai của dân tộc Việt Nam, nên khi Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của khoa học - kỹ thuật (KHKT) đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Người nói: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận".

Hồ Chí Minh coi trình độ phát triển của KHKT tương ứng với trình độ phát triển của xã hội; ngay từ khi nước ta còn hết sức nghèo nàn lạc hậu, Người đã nhấn mạnh phát triển KHKT. Theo Người, chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công CNXH trên một nền KHKT tiên tiến. Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: "Chúng ta đều biết rằng trình độ KHKT của ta hiện còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán còn lạc hậu". Người đã đánh giá được điểm yếu nhất của Việt Nam khi quá độ lên CNXH là cơ sở vật chất - kỹ thuật rất thấp kém; tư liệu sản xuất, công cụ lao động vô cùng nhỏ bé, lạc hậu. Lực lượng lao động khá dồi dào nhưng trình độ văn hóa, KHKT và tay nghề thấp, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá trình độ phát triển KHKT trong nước mà còn so sánh với trình độ phát triển KHKT của các nước, Người nói: "Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp với sự biến đổi vô cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập".

Theo Người, phát triển KHKT tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạo con người. Bởi vì, con người là nội lực quyết định nhất của lực lượng sản xuất; nó cũng là chủ thể tạo ra, đồng thời sử dụng KHKT, điều hành toàn bộ quá trình xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: "Phải dạy bảo các cháu thiếu niên về KHKT, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành những người có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học". Khi nói về giáo dục - đào tạo, ngay từ đầu Người quan tâm ngay đến thế hệ trẻ, coi đây là những chủ nhân tương lai của nước nhà, là lực lượng nắm bắt, tiếp thu khoa học hiệu quả, sẽ làm nên cuộc cách mạng KHKT trong tương lai.

Quá trình xây dựng CNXH là quá trình sử dụng có hiệu quả và tiến tới sản xuất ra những công cụ sản xuất hiện đại. Không có máy móc, kỹ thuật hiện đại, khoa học - công nghệ tiên tiến thì sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không thể thành công. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: "Muốn xây dựng CNXH nhất định phải có học thức. Cần phải học tập văn hóa, chính trị, kỹ thuật", "tiếp tục học tập nâng cao lập trường tư tưởng và trình độ kỹ thuật của mình. Kỹ thuật ngày càng tiên tiến, không gắng học tập thì sẽ lạc hậu". Người đã nêu lên mối quan hệ biện chứng, khắng khít giữa trình độ văn hóa gắn với khả năng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả máy móc, kỹ thuật, Người nói: "Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà".

Cùng với giáo dục - đào tạo, Hồ Chí Minh yêu cầu chúng ta phải thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động. Ngay từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Người đã đặt vấn đề tiến hành cách mạng KHKT, từng bước tiến hành công nghiệp hóa đất nước.

Chính vì vậy, để vận dụng và phát triển sáng tạo những định hướng của Người về phát triển KHKT, chúng ta phải cụ thể hóa thành những giải pháp có tính thực thi (ví dụ: tạo vốn cho hoạt động KHKT; phải hết sức coi trọng, tăng nguồn nhân lực KHKT; mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học, công nghệ; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động KHKT…). Phải chú trọng và coi KHKT là then chốt của công nghiệp hóa, là lực lượng làm tăng sức sản xuất, tạo ra động lực chuyển biến nền kinh tế xã hội, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, góp phần làm chuyển chất xã hội và đưa xã hội đi theo con đường XHCN.

. Trần Xuân Phương

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Làng T6 từng bước đổi thay  (11/06/2004)
Vận động trẻ em lang thang về nhà: Kinh nghiệm từ 2 địa phương  (11/06/2004)
Rượu Bầu Đá - "vàng thau" lẫn lộn  (10/06/2004)
Chuyện những người tuần đường  (10/06/2004)
Người "nối mạng" ở làng phong Quy Hòa  (09/06/2004)
Những góp ý của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định với 2 ngành Tòa án và Kiểm sát   (09/06/2004)
Công bố ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Quốc hội   (08/06/2004)
Xu hướng dùng hàng nội   (07/06/2004)
Nhiều hoạt động thiết thực và phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà   (07/06/2004)
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới  (06/06/2004)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004 ở Bình Định: An toàn, nghiêm túc, đúng quy chế  (04/06/2004)
Bác sĩ "kiêm" dược sĩ, "kiêm" trình dược viên!  (04/06/2004)
Hoạt động tư pháp đã chuyển biến rõ rệt  (03/06/2004)
Nhìn lại Hội thi báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh các cấp: Một sinh hoạt chính trị quan trọng   (02/06/2004)
Y tế trường học: Đối mặt với nguy cơ giải thể  (01/06/2004)