Tư tưởng Hồ Chí Minh - kim chỉ nam cho người làm báo Việt Nam
8:26', 21/6/ 2004 (GMT+7)

. Đinh Phong

(Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam)

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lớn của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh còn là một nhà báo đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam.

Bác Hồ là người chủ biên chính tờ báo "Người cùng khổ", "Thanh niên", "Việt Nam độc lập", "Quốc tế nông dân", "Công nông", "Lính kách mệnh", "Thân ái", "Đỏ", "Cứu quốc"… Nếu tính từ bài báo đầu tiên đăng trên báo "Nhân đạo" (Pháp) từ năm 1919 đến bài báo cuối cùng đăng trên báo "Nhân dân" năm 1969, trong 50 năm làm cách mạng và làm báo Người đã viết 2.000 bài báo các loại, dưới 150 bút danh khác nhau; Bác chuyên viết chính luận, tiểu phẩm, truyện và ký… Qua các bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện một hệ thống quan điểm cách mạng nóng bỏng, mãnh liệt, trong sáng, vững vàng; đã kết hợp tính thời sự với tính bền vững lâu dài; đã kết hợp chặt chẽ giữa lý luận sắc sảo, với cứ liệu vững chắc, nhận định sáng suốt.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, mỗi người làm báo chúng ta cần hiểu rõ một số quan điểm cơ bản mà Người đã đề ra cho báo chí Việt Nam.

Bác Hồ đã luôn luôn đấu tranh đòi thực dân Pháp phải trao cho nhân dân ta quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Người luôn coi báo chí là công cụ của Đảng, Người tuyên truyền, cổ động và tổ chức các cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng và xây dựng Tổ quốc. Chính vì vậy mà Bác luôn thành lập các cơ quan báo chí ngay từ lúc tổ chức cách mạng ra đời. Bác đã khẳng định vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Bác Hồ luôn nhắc nhở những người làm báo chúng ta phải có lập trường chính trị vững chắc và không ngừng nâng cao tính chiến đấu. Bác dặn: Người làm báo phải luôn xác định: báo chí là mặt trận, người làm báo là chiến sĩ, cây viết trang giấy là vũ khí, bài báo là tờ hịch cách mạng để tập hợp, hướng dẫn nhân dân đấu tranh.

Bác Hồ luôn nhắc nhở báo chí: bên cạnh việc đấu tranh chống cái xấu phải cổ vũ nhân tố mới, nêu gương người tốt việc tốt. Bác căn dặn: "Lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới cuộc sống mới". Bác luôn tặng Huy hiệu cho những người được báo nêu gương. Bác chỉ đạo và khuyến khích tổ chức viết gương "Người tốt việc tốt" và in thành sách phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Bác Hồ là nhà báo vĩ đại không chỉ bằng những bài báo thể hiện quan điểm cách mạng, mà Người còn nêu một tấm gương về phong cách của người làm báo. Bác coi người làm báo là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận báo chí, phải luôn rèn luyện đạo đức cách mạng và đạo đức báo chí cách mạng. Ngay từ ngày đầu của chính quyền non trẻ, Bác Hồ đã ký lệnh ban hành luật báo chí, chỉ rõ những phép tắc cơ bản đối với người làm báo cách mạng. Người luôn nhắc các nhà báo sống trung thực, trong sáng, phải luôn tự hỏi mình "Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?". Bác nhắc nhở: muốn trở thành nhà báo giỏi phải học tập và rèn luyện không ngừng…

Những nhà báo cách mạng Việt Nam luôn tự hào về nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh. Chúng ta đều mong muốn được đi theo con đường của Người, đặc biệt là con đường làm báo. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí là nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo cách mạng. Hệ thống quan điểm cách mạng về báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho những người làm báo Việt Nam.   

. Đ.P

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những khoảnh khắc lịch sử và chuyện của một nhà báo  (18/06/2004)
Ghi nhận qua một cuộc hội thảo vì trẻ em   (18/06/2004)
16 năm làm công tác hòa giải   (17/06/2004)
Bạo hành trong gia đình   (16/06/2004)
Mặt trận với cuộc vận động "Ngày vì người nghèo"   (16/06/2004)
Đến với "nhà khám phá trẻ" ở Trường Mầm non Quy Nhơn   (15/06/2004)
Hoài Nhơn tang thương sau cơn bão   (15/06/2004)
Nghề trang trí sân vườn  (14/06/2004)
Quy Nhơn, một mùa luyện thi "lặng lẽ"   (14/06/2004)
Bình Định thiệt hại nặng sau cơn bão số 2   (13/06/2004)
Hồ Chí Minh với công tác phát triển khoa học - kỹ thuật   (13/06/2004)
Làng T6 từng bước đổi thay  (13/06/2004)
Vận động trẻ em lang thang về nhà: Kinh nghiệm từ 2 địa phương  (11/06/2004)
Rượu Bầu Đá - "vàng thau" lẫn lộn  (10/06/2004)
Chuyện những người tuần đường  (10/06/2004)