Những gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu: Họ đều rất nỗ lực
11:2', 2/7/ 2004 (GMT+7)

Hiện nay ở Bình Định đã có nhiều gia đình dân tộc thiểu số xây dựng gia đình chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc". Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức gặp mặt các gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu. Tại cuộc gặp mặt, các chị đã bày tỏ tâm sự về tổ ấm của mình.

Các gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu nhận quà lưu niệm của Hội LHPN tỉnh trong buổi gặp mặt

* Chị Lê Thị Hiếu, dân tộc Chăm, ở làng Hiệp Hội (thị trấn Vân Canh): Vợ chồng tôi đã bàn bạc thống nhất chỉ sinh một con, tuy là gái đã 11 tuổi cháu đang theo học lớp 6 trường nội trú huyện nhưng tôi vẫn không sinh nữa. Nhờ vậy vợ chồng tôi có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra. Chồng tôi được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng làng, còn tôi luôn tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ được tiếp thu những kiến thức KHKT, vận dụng vào sản xuất, kiến thức về pháp luật và xây dựng gia đình hạnh phúc nên trong công việc tổ chức cuộc sống gia đình, vợ chồng tôi đều có bàn bạc thống nhất. Hiện nay gia đình tôi đầu tư sản xuất trên 4 sào ruộng, đủ ăn quanh năm, trồng 2 ha mì cao sản và chuối, trong chuồng có đàn bò 15 con và mới đầu tư phát triển 6 con dê, gia đình tôi phấn đấu sẽ nuôi 20 con dê. Trung bình thu nhập hàng năm từ 15-20 triệu đồng.

* Chị Đinh Thị Gái và anh Đinh Hoan Bình, dân tộc Ba na ở làng Xà Tang xã Vĩnh An (Tây Sơn): Vợ chồng tôi còn trẻ, mới ngoài 30 tuổi, vốn ít, tự lực hoàn toàn để gây dựng gia đình, vì vậy cuộc sống còn nhiều vất vả. Ngoài tìm tòi học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tôi tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng do Hội tổ chức và bàn bạc với chồng mạnh dạn nuôi bò pha lai, heo hướng nạc hơn 10 con, trồng chuối bắp và 9 sào rẫy lúa. Đến nay gia đình tôi nhờ biết chăn nuôi sản xuất nên thu nhập hàng năm từ 12-15 triệu đồng. Chính nhờ kinh tế phát triển, vợ chồng tôi có điều kiện nuôi dạy con trai 7 tuổi học lớp 2 ngoan, học giỏi và có điều kiện tham gia công tác xã hội. Tôi là một trong những thành viên tích cực làm tốt công tác vận động DS-KHHGĐ và tham gia câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3.

* Chị Đinh Thị Uy và chồng Đinh Văn Gèo, dân tộc Hơ rê, thôn 2 xã An Quang (An Lão): Gia đình tôi sinh được 2 cháu đều khỏe mạnh và học giỏi. Cũng như bao gia đình trẻ, sau khi cưới chúng tôi chỉ trông chờ vào 2 sào ruộng và 1 con bò cha mẹ cho, đời sống luôn khó khăn và thuộc diện nghèo của xã. Được Hội phụ nữ vận động tuyên truyền, tôi đã tham gia hội họp thường xuyên, biết được cái hay cần làm. Chính từ suy nghĩ và nghị lực vươn lên, tôi bàn bạc với chồng đẻ ít con và tự nguyện triệt sản để có thời gian chăm sóc con và phát triển kinh tế. Song song với việc nuôi dạy con, vợ chồng tôi bàn tính việc thoát nghèo. Đầu tiên là nhận khoán rừng trên đồi trọc, trồng cau, quế, keo lá tràm. Chúng tôi chăm chỉ nên kết quả cây cối phát triển tốt. Trồng xen mì thu hàng năm 7-9 triệu đồng. Bên cạnh đó còn khai hoang vỡ hóa nhận thêm 5 sào ruộng sản xuất lúa, thu 4-5 tấn/năm. Được Hội phụ nữ quan tâm tôi đã vay vốn và mua thêm 2 con bò sinh sản. Hiện gia đình có 8 con bò, 3 con trâu làm sức kéo. Nhờ tiết kiệm, chúng tôi đã xây dựng được ngôi nhà như mơ ước và vận động 12 hội viên phụ nữ thực hiện KHHGĐ, chỉ sinh 2 con và cùng trao đổi kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm cho thôn 2 trở thành làng văn hóa xuất sắc huyện 3 năm liền.

* Chị Đinh Thị Krunh và chồng Đinh Văn Ghêm dân tộc Hơ rê ở thôn 2, xã An Vinh (An Lão): Được Hội phụ nữ thường xuyên tuyên truyền nên chúng tôi chỉ sinh 2 con và khoảng cách 5 năm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con đồng thời có điều kiện làm kinh tế. Bản thân tôi là phụ nữ, chăm lo việc gia đình; làm ruộng, nương, nhận khoán rừng để có thu nhập. Tôi cùng chồng ngoài giờ đi dạy tranh thủ nuôi bò và xát gạo. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay gia đình tôi có 7 con bò, 6 con heo, gà vịt hơn 100 con và ao thả cá. Thu nhập từ các nguồn, gia đình đã tiết kiệm xây nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi và phương tiện đi lại. Gia đình tôi còn giúp cho mượn không lấy lãi 6 gia đình khó khăn ở cùng xã 6 chỉ vàng, 10 con heo giống, 200 kg lúa giống, 2 triệu đồng. Các con tôi liên tục là học sinh tiên tiến.

* Chị Đinh Thị Nhắc và chồng là anh Đinh Văn Trai, dân tộc Ba na làng 1 xã Ân Sơn (Hoài Ân): Chúng tôi ở vùng núi cao, điều kiện đi lại khó khăn, nhờ có Hội phụ nữ thường xuyên tuyên truyền, nâng cao kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt theo phương pháp khoa học và cách làm kinh tế. Qua các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mà tôi được tham gia đã giúp cho gia đình tôi biết thoát nghèo, nâng cuộc sống bằng mọi gia đình khác từ chính bàn tay lao động của mình. Tuy gia đình tôi 2 con còn nhỏ chỉ lo học hành và phụ giúp khi rảnh nhưng vợ chồng tôi đã cố gắng chăn nuôi, sản xuất, nuôi dạy các cháu liên tục nhiều năm là học sinh tiên tiến. Chúng tôi thường xuyên nuôi từ 4-6 heo thịt, 2 heo nái; sản xuất 3 sào vườn đồi mì, bắp; 4 sào lúa, mỗi tháng thu nhập 2 triệu đồng. Gia đình tôi được công nhận gia đình thành đạt trong nhiều năm.

. Thanh Hồng

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cửa ngõ vào Quy Nhơn đang chìm trong "biển bụi"!   (01/07/2004)
Lực lượng vũ trang Bình Định: Có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa   (01/07/2004)
Công ty TNHH Mỹ Tài: Chủ động đào tạo nghề cho công nhân   (30/06/2004)
Ở một Chi bộ khu phố trong sạch vững mạnh nhiều năm liền  (30/06/2004)
Đi qua miền đất lở  (29/06/2004)
Tất cả đã sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2004 tại Cụm thi Quy Nhơn  (29/06/2004)
Thị trường sách Quy Nhơn: phong phú nhưng chẳng dễ mua   (28/06/2004)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em  (28/06/2004)
Nhiều hoạt động thiết thực nhân ngày Gia đình Việt Nam 28-6   (27/06/2004)
Đọc Ngục trung nhật ký, càng sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do   (27/06/2004)
Dự án xây dựng 7 tuyến cống thoát nước ở nội thị Quy Nhơn: Thi công dây dưa, dân lãnh đủ   (25/06/2004)
Quy Nhơn xây dựng đời sống văn hóa  (25/06/2004)
Nhà trọ ơi, mở ra!  (24/06/2004)
Xăng dầu tăng giá, nỗi lo của nhiều người   (24/06/2004)
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng: Rút ngắn dần khoảng cách  (23/06/2004)