Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 Bộ Chính trị (khóa VIII) ở Bình Định:
Hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật có nhiều chuyển biến
15:48', 5/7/ 2004 (GMT+7)

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Bình Định, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 của Bộ chính trị (khóa VIII) ở Bình Định, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (LHH) đã phát triển nhanh về tổ chức, hoạt động chuyển biến rõ rệt; việc tập hợp, đoàn kết trí thức khoa học và công nghệ có bước phát triển mới với nhiều hình thức đa dạng; công tác phát triển hội, hội viên và hoạt động hội có nhiều tiến bộ.

Đông đảo trí thức khoa học công nghệ ngày càng nhận thấy LHH thực sự là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức và hoạt động bước đầu có hiệu quả. Vai trò, vị trí của LHH và các hội thành viên ngày càng được nâng cao trong xã hội, nội dung các hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng phong phú thiết thực. LHH và các hội thành viên đã có một số hoạt động tốt như: phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật (KHKT), hoạt động khoa học công nghệ phục vụ thực tiễn trong sản xuất và đời sống, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo…, nhờ đó vai trò và uy tín của LHH được nâng cao.

Trong hơn 5 năm qua, LHH đã tập hợp được 18 hội thành viên và 3 đơn vị trực thuộc với hơn 3 vạn hội viên hoạt động trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công trong xây dựng cơ bản và cả trên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục... Đáng chú ý, một số ngành kỹ thuật chuyên sâu cũng đã hình thành tổ chức hội, như: chi hội Hóa học, chi hội Địa chất, chi hội Tâm lý giáo dục. Các hội thành viên đã chú trọng đến công tác tổ chức, sắp xếp, kiện toàn và cải tiến phương thức, nội dung hoạt động; hình thức hoạt động hội đa dạng, phong phú hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Do xác định được nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình, nên thời gian qua LHH đã đáp ứng được một số nhu cầu đòi hỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

LHH và các hội thành viên cũng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đóng góp đáng kể trong việc phổ biến kiến thức KHKT cho các hội viên, đội ngũ cán bộ KHKT và quần chúng nhân dân lao động bằng các hình thức như câu lạc bộ, tập huấn, hội thảo hay tuyên truyền trên các phương tiện báo, đài, các tập san, bản tin ngành...

Một trong những hoạt động được LHH quan tâm, và cũng đã tạo được kết quả nhất định là nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đời sống, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn như: mô hình canh tác cây điều trên đất cát ở xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), cây điều và nhiều loại cây ăn quả trên đất bạc màu xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) và nhiều mô hình trang trại vùng miền núi, trung du và ven biển. LHH cũng góp phần vào việc nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác mạch nước dưới đất bằng giếng khoan đường kính lớn, nghiên cứu sản xuất thử chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM ứng dụng đối với cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, thủy sản và xử lý môi trường, đã có kết quả trong sản xuất và đời sống.

LHH và các hội thành viên còn tham gia nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, như: tham gia hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân, xây dựng các báo cáo tiền khả thi và khả thi góp phần sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, thủy điện, chương trình 135, các dự án di dân làng O2, K3 thuộc huyện Vĩnh Thạnh; phục vụ xây dựng hồ chứa nước Định Bình; khảo sát, thiết kế nâng cấp hồ Hòn Gà huyện Tây Sơn, hồ Hóc Lách xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ; giúp các doanh nghiệp ở tỉnh đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sản xuất...

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội, một hoạt động khá mới và rất khó của LHH, nhưng trong 5 năm qua, việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội của LHH mang lại những kết quả nhất định. Có thể khẳng định, Chỉ thị 45 của Bộ chính trị (khóa VIII) đã có tác động tích cực trên nhiều mặt của hoạt động Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Định.

. Khánh Hoàng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ấn tượng Quy Nhơn  (04/07/2004)
Thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004: Sôi động trước giờ "G"   (02/07/2004)
Những gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu: Họ đều rất nỗ lực   (02/07/2004)
Cửa ngõ vào Quy Nhơn đang chìm trong "biển bụi"!   (01/07/2004)
Lực lượng vũ trang Bình Định: Có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa   (01/07/2004)
Công ty TNHH Mỹ Tài: Chủ động đào tạo nghề cho công nhân   (30/06/2004)
Ở một Chi bộ khu phố trong sạch vững mạnh nhiều năm liền  (30/06/2004)
Đi qua miền đất lở  (29/06/2004)
Tất cả đã sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2004 tại Cụm thi Quy Nhơn  (29/06/2004)
Thị trường sách Quy Nhơn: phong phú nhưng chẳng dễ mua   (28/06/2004)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em  (28/06/2004)
Nhiều hoạt động thiết thực nhân ngày Gia đình Việt Nam 28-6   (27/06/2004)
Đọc Ngục trung nhật ký, càng sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do   (27/06/2004)
Dự án xây dựng 7 tuyến cống thoát nước ở nội thị Quy Nhơn: Thi công dây dưa, dân lãnh đủ   (25/06/2004)
Quy Nhơn xây dựng đời sống văn hóa  (25/06/2004)