Có một lớp học không nghỉ hè
15:12', 20/7/ 2004 (GMT+7)

Trường THPT Trưng Vương vào một ngày hè tháng 7 nắng chói chang, hoa phượng nở đỏ rực. Giữa không gian vắng lặng, tôi nghe một giọng bình văn trong trẻo vọng ra từ một phòng học ở tầng hai…

Cô giáo Nguyễn Thị Minh Phương

Cô Minh đang dạy kèm. Hai dãy bàn học chỉ lác đác vài học sinh. Thế nhưng, cô và trò vẫn say sưa quên mất thời gian… đã hơn 11 giờ. Cô Minh cho biết: "Tôi dạy lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn cho trường. Đội tuyển này bắt đầu hình thành từ năm lớp 11 chọn những học sinh (HS) có năng khiếu nổi trội. Để đào luyện các em dự thi HS giỏi văn cấp tỉnh lớp 12 (tổ chức vào tháng 12 hàng năm), chúng tôi đã phải tổ chức bồi dưỡng thêm cho các em 3 buổi/ tuần ngoài giờ chính khóa và tranh thủ những ngày hè để ôn luyện cho các em."

Dạy văn "không thể ăn xổi ở thì" được. Kiến thức văn học phải được tiếp thu, tích tụ trong một quá trình dài lâu. Cô Minh nhận xét: "HS giỏi văn có những lúc "xuất thần", viết được những câu văn "lạ", "sáng" và đặt cho cô giáo những câu hỏi bất ngờ khiến giờ học trở thành cuộc "trò chuyện" giữa cô và trò".

Trong giảng dạy, cô Minh thường sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tư duy sáng tạo của HS, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức để rồi tự "phát sáng" tâm hồn và khả năng văn chương của mình. Với các tài liệu tham khảo cô thường khuyên HS cùng đọc, cùng trao đổi tài liệu cho nhau để tích lũy kiến thức.

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Minh tốt nghiệp Trường ĐHSP Quy Nhơn năm 1988 và về dạy tại Trường THPT Hùng Vương (Quy Nhơn). Đến năm 2000, chuyển về Trường THPT Trưng Vương. Là GV giỏi cấp tỉnh (1996), có hai sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học ngành xếp loại B. Trong quá trình dạy học, cô Minh đã trực tiếp đào tạo được 11 HS giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Để "kéo" HS đến với môn văn và học giỏi văn không đơn giản. Ngoài kiến thức và lòng yêu nghề người giáo viên còn phải rèn luyện cho mình nghệ thuật, phong cách lên lớp để truyền cảm hứng cho các em đặc biệt là sự nối kết bài giảng với thực tế cuộc sống, với những trò chơi văn học, những bài hát cùng chủ đề để tạo hứng thú cho HS trong giờ học. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. "Dạy về mùa thu mà không có được bức tranh "Mùa thu vàng" của Lêvitan, dạy bài "Bên kia sông Đuống" mà không có vài bức tranh Đông Hồ để HS hiểu được văn hóa và tâm hồn của người Kinh Bắc thì bài giảng đã mất đi một phần sức hấp dẫn" - cô Minh cho biết.

Dạy HS giỏi không có thù lao. Bởi vậy, nếu không có một tấm lòng với HS, không có tình yêu nghề, không làm được. Có những đêm trước ngày HS chuẩn bị thi, cô và trò vẫn ngồi lại với căn phòng tầng hai này đến 11, 12 giờ đêm rồi cùng về nhà cô ngủ. "Tôi luôn nhắc HS của mình, nếu đã làm việc gì thì phải cố gắng cho hết mình. Khi đó, dù kết quả đạt được đến đâu các em cũng không phải ân hận mà hoàn toàn thoải mái" - cô Minh tâm sự như vậy trước lúc chia tay.

. Minh Ngọc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chất vấn không nhiều, giải trình minh bạch   (20/07/2004)
Tìm giải pháp cho giáo viên mầm non lớn tuổi hệ dân lập   (19/07/2004)
Mặt trận với các phong trào thi đua yêu nước   (19/07/2004)
Chuyện người lính may cờ bên sông Bến Hải  (18/07/2004)
Làng Cam mở hội mừng nhà rông  (18/07/2004)
Xung kích trên mặt trận nhân đạo  (18/07/2004)
Sự lên ngôi của vật liệu mới  (14/07/2004)
Công tác tư tưởng với phát triển bền vững kinh tế biển ở Bình Định   (14/07/2004)
Hội Sử học Bình Định ra đời - Một tín hiệu đáng mừng  (13/07/2004)
Học sinh phổ thông học văn: Thực trạng buồn  (13/07/2004)
Ghi nhận từ Liên hoan gia đình văn hóa huyện An Lão lần thứ I   (12/07/2004)
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú An Lão: Thực hiện tốt quy ước quản lý, giáo dục học sinh   (12/07/2004)
Dấu ấn mùa thi   (11/07/2004)
Ai đã tiếp tay cho gia đình ông Lê Đức Tỏ?   (09/07/2004)
Đi dân nhớ, ở dân thương   (09/07/2004)