Bình Định trong những ngày Tháng Tám lịch sử
10:6', 2/9/ 2004 (GMT+7)

Ngày 13-8, Nhật đầu hàng Hồng quân Liên Xô và đồng minh, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Thời cơ cách mạng đã tới. Ngay hôm đó, tại Hội nghị Tân Trào, trong lời hiệu triệu toàn Đảng, Trung ương Đảng kêu gọi "Các đồng chí phải sáng suốt trong lãnh đạo và cương quyết hy sinh trong cuộc chiến đấu để giành độc lập cho Tổ quốc".

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi toàn dân "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta. Chúng ta không được chậm trễ".

Trao chính quyền (tranh của Phan Chy)

Tối 13-8-1945, nhận được tin Nhật đầu hàng, Ủy ban Vận động Việt Minh tỉnh họp khẩn cấp tại ga Quy Nhơn. Hội nghị nhận định tình thế cách mạng đã xuất hiện, song việc chuẩn bị chưa đầy đủ. Cho nên một mặt phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, cử người gặp Ủy ban Vận động cứu quốc tỉnh bàn kế hoạch phối hợp. Mặt khác, điều tra nắm chắc tình hình địch. Hội nghị chủ trương: "Dù tình hình nào cũng phải kịp thời phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền trước khi quân đồng minh đến địa phương". Hội nghị đã quyết định lập Ủy ban Khởi nghĩa (UBKN), lập Đội tự vệ cứu quốc (TVCQ) tập trung.

Ngày 18-8, UBKN của tỉnh được thành lập. Lúc này, các huyện đã công khai treo cờ, băng khẩu hiệu và biểu tình liên tổng, liên huyện để biểu dương lực lượng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Bình Định đã lần lượt diễn ra:

Tại Quy Nhơn: Tối 21-8-1945, UBKN quyết định kế hoạch khởi nghĩa chiếm thị xã, tỉnh lỵ. Sáng 23-8, cả Quy Nhơn sục sôi khí thế cách mạng. Tại SVĐ Quy Nhơn, trước hơn 10.000 người, đại biểu của UBKN đứng lên hiệu triệu quần chúng nhất tề xông lên khởi nghĩa. Sau đó quần chúng có các đội TVCQ đi đầu chia thành 2 đoàn tiến chiếm 2 mục tiêu quan trọng: Đốc bộ đường tức Dinh Công sứ cũ, Tòa đốc lý tức Tòa sứ cũ, rồi hợp điểm chiếm trại bảo an tỉnh. Khởi nghĩa thắng lợi. Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời (UBNDCMLT) tỉnh Nguyễn Huệ ra đời.

Tại huyện Bình Khê (Tây Sơn), ngày 22-8-1945, UBKN Bình Khê huy động tự vệ Đờ li nhông tước vũ khí đơn vị tự vệ bảo an của Nhật. Ngày 24-8, hơn 3.000 quần chúng yêu nước có TVCQ dẫn đầu tiến về huyện lỵ chiếm huyện đường buộc tri huyện Bình Khê giao chính quyền cho Việt Minh. Tại phủ Phù Mỹ, chiều 24-8, gần 3.000 quần chúng với vũ khí thô sơ tiến về phủ đường thu sổ sách, ấn tín. UBNDLT phủ được thành lập. Tại huyện Hoài Ân, ngày 24-8, LLVT đột nhập huyện đường buộc tri huyện giao ấn tín, sổ sách và chính quyền cho Việt Minh. Ngày 26-8, UBNDCMLT được thành lập. Tại phủ Tuy Phước, chiều 22-8, Ủy ban Vận động Việt Minh huy động quần chúng yêu nước biểu tình thị uy chiếm phủ lỵ Tuy Phước, tên tri phủ bị bắt. Các làng, xã lần lượt giành chính quyền. Chiều ngày 3-9, UBNDCM phủ Tuy Phước được thành lập. Tại phủ An Nhơn, ngày 25-8, Việt Minh chiếm phủ đường, buộc tri phủ giao ấn tín, vũ khí. Ngày 3-9, hơn 4.000 quần chúng mít tinh tại SVĐ thị trấn Bình Định thành lập UBNDCMLT phủ An Nhơn. Tại phủ Hoài Nhơn, nơi có phong trào Việt Minh mạnh của tỉnh, từ ngày 21-8 khí thế cách mạng sôi sục, chính quyền bù nhìn ở các xã tan rã, bọn tổng lý tìm cán bộ Việt Minh giao bằng, triện. Ngày 29-8, tại SVĐ Bồng Sơn, hơn 5.000 quần chúng tham gia mít tinh thành lập UBNDCMLT phủ Hoài Nhơn. Tại huyện Phù Cát, từ 17-8 đến 30-8, quần chúng nhân dân nổi dậy cướp chính quyền ở xã, thôn. Ngày 31-8, gần 1.000 quần chúng yêu nước do Đội tự vệ sắt tập trung dẫn đầu tiến vào huyện đường buộc tri huyện giao chính quyền cho Việt Minh. Chiều ngày 3-9, tại SVĐ An Hành (thị trấn Ngô Mây hiện nay), 3.000 đồng bào tham gia mít tinh thành lập UBNDCMLT huyện Phù Cát.

Như vậy hơn một tuần lễ (từ 23 đến 31-8-1945) nhân dân Bình Định đã vùng lên giành chính quyền toàn tỉnh thắng lợi. Bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến từ làng, xã đến huyện, tỉnh bị sụp đổ hoàn toàn.

. Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bác Hồ với việc kiến lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa   (02/09/2004)
Cơ hội "tiếp thị" của các trung tâm dịch vụ việc làm   (01/09/2004)
Ngày 2-9 khai mạc Hội chợ việc làm: Tất cả đã sẵn sàng!   (01/09/2004)
Nỗi lo từ những cung đường tránh   (01/09/2004)
Đề cao quyền dân chủ của công dân qua đối thoại trực tiếp   (01/09/2004)
Hoạt động khai thác đá ở Nhơn Tân: Lợi bất cập hại  (31/08/2004)
Bá Phương vượt nghèo  (31/08/2004)
Anh bộ đội xuất ngũ làm kinh tế giỏi  (30/08/2004)
Đi mua sắm trên Internet   (30/08/2004)
Hội Nông dân Vĩnh Thạnh: Người bạn đồng hành cùng nông dân  (29/08/2004)
Ai chịu trách nhiệm về 20 tấn "rác" đang nằm lì tại Cảng Quy Nhơn?  (27/08/2004)
Chuyện "vác" luật lên non ở An Lão  (26/08/2004)
Những gia đình tiêu biểu của núi rừng  (26/08/2004)
Tai nạn lao động vẫn còn là hiểm họa  (25/08/2004)
Nhìn lại công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở   (25/08/2004)