Để trẻ vui đến trường
15:5', 3/9/ 2004 (GMT+7)

Mặc dù, gần 30.000 học sinh (HS) lớp 1 của tỉnh đã bước vào năm học mới từ ngày 25-8 nhưng các địa phương vẫn đang tích cực chuẩn bị để trẻ có được ấn tượng khó quên trong ngày 5-9 - ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường".

Để cho trẻ có được "mỗi ngày đi học là một ngày vui", đến nay Ban chỉ đạo ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường" của tỉnh và các huyện, thành phố đã có kế hoạch chuẩn bị khá công phu cho năm học mới 2004-2005.

Học sinh phổ thông các cấp đã bước vào năm học mới từ ngày 25-8

Tại TP Quy Nhơn, Phòng GD-ĐT phối hợp với Trung tâm VHTT và Đoàn Thanh niên chuẩn bị xe, biểu ngữ để chiều 4-9 tổ chức cho học sinh đi cổ động dọc các phố chính trong thành phố, bắt đầu từ Trường THCS Lê Hồng Phong. Sáng ngày 5-9, tại mỗi trường tiểu học sẽ có lễ đón nhận học sinh mới vào trường. Các học sinh lớp 5 sẽ trao cho các em lớp 1 những chùm hoa, bóng bay và dắt tay các em "hòa nhập" vào trường và lễ khai giảng sẽ bắt đầu. Để chuẩn bị cho ngày này, ngay từ trong hè, các trường tiểu học đã phối hợp với địa phương tổ chức huy động tối đa học sinh đúng tuổi vào lớp một. Ông Phan Văn Chung, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT TP Quy Nhơn cho biết: "Bước đầu, 99,4% số trẻ trong độ tuổi đã được huy động vào lớp 1". Trên 99% cũng là tỷ lệ học sinh ra lớp một của hầu hết các huyện đồng bằng. Ông Phạm Tích Hiếu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước cho biết: "Năm nay, huyện có trên 3.117 trẻ đã vào lớp 1, đạt tỷ lệ trên 99%". Do đặc thù của học sinh vùng lũ nên năm nay, huyện Tuy Phước vẫn tiếp tục cho học sinh đến trường sớm hơn mọi năm (từ 20-8). Để đạt được hiệu quả huy động học sinh vào lớp 1 cao và ổn định, từ năm học 2003-2004, huyện đã huy động 100% số học sinh 5 tuổi vào mẫu giáo.

Cũng từ trong hè, bên cạnh sự tích cực của các trường tiểu học và giáo viên chủ nhiệm lớp, năm nay, các Hội khuyến học từ tỉnh đến cơ sở phát triển khá mạnh, đã tích cực "xắn tay áo" cùng tham gia vào hoạt động khuyến khích, hỗ trợ học sinh đến trường. Ông Vũ Văn Bông, Chủ tịch Hội Khuyến học TP Quy Nhơn cho biết: "Người trong độ tuổi học đường đều đi học đúng độ tuổi trong bậc học" là một trong 5 tiêu chí để xây dựng "gia đình hiếu học" và đã được các địa phương làm khá tốt.

Các vùng thuận lợi là thế, đối với huyện miền núi như An Lão thì việc huy động học sinh ra lớp có khó khăn hơn với tỷ lệ đạt khoảng 90%. Nhưng đây cũng là một tỷ lệ khá cao so với nhiều năm về trước. Học sinh ở An Lão phần lớn là con em đồng bào dân tộc ít người. Do đặc thù về địa hình, điều kiện sống... nên dù lớp học đã được mở về tận thôn, nhưng học sinh đi học vẫn khá xa, vì dân cư sống rải rác, từ tổ này đến tổ khác cũng phải đi bộ vài cây số đường rừng. Ông Trình Tứ, Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết: "Nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung không cao lắm. Học sinh dân tộc thiểu số vốn nhỏ con lại có tâm lý nhớ cha, nhớ mẹ nên còn khá dè dặt trên con đường đến trường". Để hỗ trợ các học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh vùng đặc biệt khó khăn đi học, nhà nước đã hỗ trợ sách, vở, bút, mực và các em sẽ không phải đóng góp một khoản phí nào. Thế nhưng điều kiện đến trường của một học sinh miền núi so với học sinh thành phố và các huyện đồng bằng vẫn còn khoảng cách khá xa.

Tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo ước tính của ngành giáo dục, tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp một khá cao (năm ngoái là 99,6%). Để chăm lo cho các em đến trường, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ngành GD-ĐT đã từng bước giúp học sinh tiếp cận với giáo dục hiện đại. Học sinh lớp 1, 2, 3 đã được triển khai dạy chương trình và SGK mới. Nhiều trường, lớp đã tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Học sinh tiểu học được học đủ môn, một bộ phận học sinh đã được tiếp cận với ngoại ngữ, tin học… Đó là những khởi động tích cực của ngành GD-ĐT cho một ngày "toàn dân đưa trẻ đến trường" vui tươi, đầy khí thế.

. Minh Quang

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đánh máy vi tính: Nghề phụ, thu góp   (03/09/2004)
Khát vọng Canh Liên   (02/09/2004)
Bình Định trong những ngày Tháng Tám lịch sử   (02/09/2004)
Bác Hồ với việc kiến lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa   (02/09/2004)
Cơ hội "tiếp thị" của các trung tâm dịch vụ việc làm   (01/09/2004)
Ngày 2-9 khai mạc Hội chợ việc làm: Tất cả đã sẵn sàng!   (01/09/2004)
Nỗi lo từ những cung đường tránh   (01/09/2004)
Đề cao quyền dân chủ của công dân qua đối thoại trực tiếp   (01/09/2004)
Hoạt động khai thác đá ở Nhơn Tân: Lợi bất cập hại  (31/08/2004)
Bá Phương vượt nghèo  (31/08/2004)
Anh bộ đội xuất ngũ làm kinh tế giỏi  (30/08/2004)
Đi mua sắm trên Internet   (30/08/2004)
Hội Nông dân Vĩnh Thạnh: Người bạn đồng hành cùng nông dân  (29/08/2004)
Ai chịu trách nhiệm về 20 tấn "rác" đang nằm lì tại Cảng Quy Nhơn?  (27/08/2004)
Chuyện "vác" luật lên non ở An Lão  (26/08/2004)