Sổ tay:
Làm từ thiện
10:34', 7/9/ 2004 (GMT+7)

Một thành viên trong ban tổ chức "Vinh quang Việt Nam" có nhờ tôi viết thêm một bài về chị, tiện thể mời chị ra Hà Nội để tham gia chương trình này. Tôi xuống bệnh viện, nơi đã ba năm rồi, tháng nắng cũng như ngày mưa, chị vẫn đều đặn cho bệnh nhân nghèo mỗi ngày một trăm tô cháo.

Thấy mặt tôi, thay vì một lời cảm ơn hay một vài câu góp ý như những nhân vật mà tôi từng viết bài về họ, chị lại mắng tôi: "Tôi yêu cầu anh đừng có giơ chiếc máy ảnh ấy lên nữa. Tôi không thích đâu!". Tôi hơi bị hẫng trước một yêu cầu khá lạ này. Hỏi: "Bài báo ấy có chi tiết nào sai, em thành thật xin lỗi chị". Chị xua tay: "Chẳng có chi tiết nào sai cả. Nhưng thằng con tôi đang học đại học trong Sài Gòn nó la tôi quá chừng khi đọc được bài báo ấy. Nó nói rằng, mẹ làm từ thiện mà đi kể lể làm gì với nhà báo để họ viết bài, ai cũng biết. Giúp người nghèo khó mà đi kể công như thế là không nên". Tôi cố thuyết phục với chị rằng, bài báo ấy không chỉ nêu tấm lòng tốt của chị trong việc giúp những bệnh nhân nghèo mà mục đích chính là qua đó, tôi muốn khơi lên nhiều tấm lòng như thế để người nghèo được nhờ. Chị dịu giọng: "Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp ấy của quý báo đã dành cho tôi nhưng cho tôi được chối từ chuyến đi Hà Nội". Rồi chị lại nhắc những lời trách cứ của thằng con trai.

Nghĩ về chị, tôi chợt liên tưởng đến nhiều "việc thiện" mà tôi có dịp chứng kiến. Mới đây thôi, có doanh nghiệp nọ tặng vài chục suất quà cho trẻ em mồ côi, họ mời các nhà báo đến chứng kiến. Sau vài hôm, không thấy báo nào đăng tin, thế là liên tục những cuộc điện thoại gọi đến các nhà báo để "nhắc nhở". Một doanh nghiệp khác, xây cho anh thương binh mù một ngôi nhà chừng mười lăm triệu, lại yêu cầu mấy bác thợ xây phải gỡ tấm biển có ghi tên doanh nghiệp ấy xây tặng, vì tấm biển nọ quá… bé, không tương xứng với đồng tiền mà họ bỏ ra! Người thương binh mù ấy không thấy được tấm biển nọ nhưng hàng ngày anh phải "đội ơn" những dòng chữ của nhà từ thiện đã cho anh ngôi nhà.

Nghe tôi ca cẩm về hai cách làm từ thiện trên, một của chị cho cháo người nghèo và một của hai doanh nghiệp nọ, một người bạn liền dạy cho tôi bài học: "Giúp người nghèo khó, dù một đồng cũng tốt. Không kể công mà cũng chẳng giúp cho ai đồng nào như ông thì còn tệ hại hơn!". Rồi như sợ lỡ lời, anh an ủi tôi: "Nhưng phía sau những tấm lòng từ thiện mà gắn thêm những ý đồ riêng thì "lòng tốt" ấy trở nên vô nghĩa". Tôi thật sự xấu hổ trước lời quở trách ấy.

. Trần Đăng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đời sống ngư dân Nhơn Lý: Không chỉ có nghề biển   (07/09/2004)
Chăn vịt giữa lòng sông Kôn   (06/09/2004)
Lao động kỹ thuật cao: Doanh nghiệp cần nhưng không đủ   (06/09/2004)
Làm mặt trận thôn cũng cần sáng tạo   (05/09/2004)
Bình Định vào năm học mới   (05/09/2004)
Để trẻ vui đến trường   (03/09/2004)
Đánh máy vi tính: Nghề phụ, thu góp   (03/09/2004)
Khát vọng Canh Liên   (02/09/2004)
Bình Định trong những ngày Tháng Tám lịch sử   (02/09/2004)
Bác Hồ với việc kiến lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa   (02/09/2004)
Cơ hội "tiếp thị" của các trung tâm dịch vụ việc làm   (01/09/2004)
Ngày 2-9 khai mạc Hội chợ việc làm: Tất cả đã sẵn sàng!   (01/09/2004)
Nỗi lo từ những cung đường tránh   (01/09/2004)
Đề cao quyền dân chủ của công dân qua đối thoại trực tiếp   (01/09/2004)
Hoạt động khai thác đá ở Nhơn Tân: Lợi bất cập hại  (31/08/2004)