Trung úy Lê Sinh Ngọc: Thợ sửa chữa vũ khí "tinh" nghề
11:10', 27/9/ 2004 (GMT+7)

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", câu nói này "vận" vào trung úy Lê Sinh Ngọc (thợ sửa chữa vũ khí Trạm Sửa chữa tổng hợp - Phòng Kỹ thuật BCHQS Bình Định) xem ra rất chí lý.

Trung úy Lê Sinh Ngọc

Sau khóa huấn luyện tân binh đầu năm 1994, Ngọc được cử đi học lớp trung cấp cơ khí chuyên dùng Trường Vin-hem-pích (quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh). Ngay từ khi đang "dùi mài kinh sử", anh đã có ý chí phấn đấu học "một nghề cho chín", 3 năm liên tục được nhà trường khen thưởng vì học tốt. Về công tác tại Trạm Sửa chữa tổng hợp, kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức sách vở với kinh nghiệm thực tiễn, từ chuyên ngành học ban đầu (pháo mặt đất) đến nay, anh đã "khám", "điều trị" rất thành công nhiều "mặt bệnh" phức tạp của các loại vũ khí hiện có của LLVT tỉnh. Ở Lê Sinh Ngọc khát vọng được làm việc, cống hiến luôn mãnh liệt. Những lần cơ động sửa chữa vũ khí ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh, phát hiện súng GARAN, AR15 thiếu dụng cụ thông nòng, đạn hơi AR15 không đưa vào huấn luyện được vì không có bạc bắn, Ngọc đến phòng kỹ thuật tìm mượn tài liệu, tham khảo kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước. Sau 10 ngày nghiên cứu, thử nghiệm, anh đã sản xuất thành công que thông nòng súng bằng dụng cụ thép không rỉ và bạc bắn đạn hơi súng AR15 bảo đảm tính năng kỹ - chiến thuật. Anh còn giúp Bộ chỉ huy lên mẫu thiết kế, khai thác vật liệu sẵn có trên thị trường đóng mới hàng chục tủ súng cho các xã, phường giảm giá thành 500.000 đồng/tủ.

Làm việc thận trọng, tỉ mỉ, trong các chuyến đi xử lý vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh ở các xã Nhơn Hòa, Nhơn Thành (An Nhơn), Phước Thành (Tuy Phước), phường Bùi Thị Xuân (thành phố Quy Nhơn), anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Điển hình là lần phá quả đạn phốt pho 81mm đang phát khói nằm trên đường ray xe lửa đoạn đèo Phú Cũ (Hoài Nhơn) gây ách tắc giao thông đường sắt nhiều giờ liền, Ngọc bình tĩnh dùng hỗn hợp mùn, đất ướt cách ly phốt pho với môi trường bên ngoài, ngăn chặn kịp thời không để đạn phát nổ do nhiệt, rồi dùng dụng cụ di chuyển đến vị trí xử lý an toàn.

Ba năm 2001-2003, trung úy Lê Sinh Ngọc đều là Chiến sĩ thi đua. Anh xứng đáng là một điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng của LLVT Bình Định.

. Ngọc Diệp (Đà Nẵng)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những người lính xung kích  (27/09/2004)
Làm cách nào để ngăn chặn tai nạn nổ?   (24/09/2004)
Mùa lân...   (24/09/2004)
Quá tải công chứng và chứng thực: Không chỉ có nhu cầu tăng   (23/09/2004)
Bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức: Thực trạng và triển vọng   (23/09/2004)
Như lang băm đọc sách thuốc!   (22/09/2004)
Người khuyết tật với mơ ước việc làm ổn định   (22/09/2004)
Khuyến học ở Mỹ Thọ: Sức mạnh từ nhiều nguồn   (21/09/2004)
Nạn lấn chiếm hành lang các tuyến tỉnh lộ: Làm thế nào để ngăn chặn?   (21/09/2004)
Người phụ nữ 14 năm làm nhân đạo   (21/09/2004)
Tình trạng bàn ghế học sinh thiếu chuẩn: Gọt chân cho vừa giày   (20/09/2004)
Ông chủ tịch phường 14 năm làm "bang chủ"   (20/09/2004)
Kiến thức dân vận được nâng lên  (19/09/2004)
Đội Thông tin lưu động Vĩnh Thạnh: Đưa văn hóa lên vùng cao   (17/09/2004)
Y đức ở Bệnh viện Quân y 13  (17/09/2004)