Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh:
Những đóng góp tích cực góp phần phát triển đời sống KT-XH
14:27', 28/9/ 2004 (GMT+7)

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về "Đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam", hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Bình Định (gọi tắt là Liên hiệp hội) đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu hoạt động có hiệu quả.

Giống bạch đàn tiêu chuẩn được nhân giống theo công nghệ cấy mô đang sinh trưởng tốt sắp được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHKT đưa ra thị trường

Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Bình Định được thành lập ngày 2-6-1995 với 4 hội thành viên: Hội Y dược học, Hội Làm vườn, Hội Khoa học - Kinh tế và Hội Y học cổ truyền. Từ những ngày đầu khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, Liên hiệp hội đã phát triển lên 18 hội thành viên với hơn 3 vạn hội viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các hội thành viên đã dần dần hình thành các trung tâm tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ và môi trường, đảm nhiệm việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học.

Về hoạt động chính trị - xã hội, Liên hiệp hội tập trung vào việc vận động, tập hợp, xây dựng khối đoàn kết trong đội ngũ trí thức tỉnh nhà; qua đó có điều kiện tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Liên hiệp hội và các hội thành viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào xóa đói giảm nghèo, khám-chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, vận động quyên góp hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. Trong công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, Liên hiệp hội đã tổ chức báo cáo nhiều chuyên đề quan trọng cho đội ngũ trí thức như: Sở hữu trí tuệ với hội nhập quốc tế, khu vực; mối quan hệ trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ; Việt Nam với ASEAN và các tổ chức quốc tế khác… Liên hiệp hội cũng đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các doanh nghiệp trong tỉnh về kỹ thuật mã số, mã vạch, về phương pháp xây dựng các loại ISO, chuẩn hóa lương y, lương dược, dạy nghề cho nông dân, ngư dân.

Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được Liên hiệp hội đặc biệt chú trọng, nhiều đề tài triển khai mang lại hiệu quả cao như: mô hình canh tác cây điều trên đất cát ở xã Mỹ Thành (Phù Mỹ), các loại cây ăn quả trên đất bạc màu ở xã Cát Hiệp (Phù Cát) và nhiều mô hình trang trại vùng miền núi, trung du và ven biển của tỉnh; nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác mạch nước ngầm bằng giếng khoan đường kính lớn, nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM trong trồng trọt và chăn nuôi; nghiên cứu nuôi giun công nghiệp để làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi tại các hộ nông dân và sử dụng phân giun làm phân bón cây trồng.

Trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp hội đã tập hợp được các cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn thuộc nhiều lĩnh vực hiện đã nghỉ hưu hoặc đang công tác thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu, góp ý kiến đánh giá, phản biện và giám định xã hội các dự án và công trình trọng điểm của tỉnh. Tổ chức cho đội ngũ cán bộ khoa học tham gia đóng góp ý kiến các dự thảo, văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Qua thực tiễn hoạt động đã khẳng định hướng đi đúng đắn của tổ chức Liên hiệp hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật vẫn còn một số hạn chế: Liên hiệp hội chưa tập hợp rộng rãi đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, nhất là trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp, trí thức người Bình Định ở nước ngoài; triển khai công tác tư vấn, phản biện, nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn nhiều lúng túng; Liên hiệp hội cũng chưa thể hiện được vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học kỹ thuật. Liên hiệp hội đang phấn đấu khắc phục nhược điểm, tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển và đổi mới tổ chức, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, để xứng đáng là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh nhà.

. Hồ Xuân Ánh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khi cả xã cùng chung sức   (28/09/2004)
Phổ cập giáo dục THCS đã về đích   (27/09/2004)
Trung úy Lê Sinh Ngọc: Thợ sửa chữa vũ khí "tinh" nghề   (27/09/2004)
Những người lính xung kích  (27/09/2004)
Làm cách nào để ngăn chặn tai nạn nổ?   (24/09/2004)
Mùa lân...   (24/09/2004)
Quá tải công chứng và chứng thực: Không chỉ có nhu cầu tăng   (23/09/2004)
Bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức: Thực trạng và triển vọng   (23/09/2004)
Như lang băm đọc sách thuốc!   (22/09/2004)
Người khuyết tật với mơ ước việc làm ổn định   (22/09/2004)
Khuyến học ở Mỹ Thọ: Sức mạnh từ nhiều nguồn   (21/09/2004)
Nạn lấn chiếm hành lang các tuyến tỉnh lộ: Làm thế nào để ngăn chặn?   (21/09/2004)
Người phụ nữ 14 năm làm nhân đạo   (21/09/2004)
Tình trạng bàn ghế học sinh thiếu chuẩn: Gọt chân cho vừa giày   (20/09/2004)
Ông chủ tịch phường 14 năm làm "bang chủ"   (20/09/2004)