Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2004: Đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp
15:25', 3/1/ 2005 (GMT+7)

Năm 2004, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện khá tốt. Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh, vẫn còn một số ngành địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc tiếp dân định kỳ theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo…

Tại phòng chờ Phòng tiếp dân của HĐND và UBND tỉnh   

Theo số liệu thống kê, các cấp, các ngành đã tiếp 3.597 lượt công dân đến trực tiếp trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, giảm 583 lượt người (13,9%) so với năm 2003, trong đó tại trụ sở tiếp dân của tỉnh tiếp 645 lượt người; các sở ngành tiếp 432 lượt người; các huyện, thành phố tiếp 1.548 lượt người; các xã, phường, thị trấn tiếp 972 lượt người. Các nội dung tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, hành chính, tư pháp nhưng nổi hơn là khiếu nại về đền bù giải tỏa khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, hạ tầng kinh tế-xã hội.

Về đơn khiếu nại, tố cáo theo số liệu thống kê, các cấp, các ngành đã tiếp nhận 2.785 vụ việc (2.440 khiếu nại và 345 tố cáo), giảm 1.146 vụ (29,2%) so với năm 2003. Trong đó Thanh tra tỉnh tiếp nhận 356 vụ; các sở, ngành tiếp nhận 738 vụ; UBND các huyện, thành phố tiếp nhận 1.148 vụ; UBND các xã, phường, thị trấn tiếp nhận 543 vụ. Nội dung khiếu nại của nhân dân chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: đất đai, đền bù giải tỏa (974 vụ); nhà ở (152 vụ); tài sản (199 vụ); chính sách lao động, xã hội (93 vụ); về các vấn đề kinh tế, tài chính, tín dụng (42 vụ). Nội dung đơn tố cáo tập trung phản ảnh hành vi tiêu cực, tham nhũng (56 vụ); sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính (86 vụ); thiếu dân chủ, trù dập, ức hiếp dân chúng (9 vụ); tố cáo các hành vi buôn lậu (5 vụ) và các sai phạm khác (189 vụ).

Trong số 2.785 vụ việc khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận năm 2004, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước các cấp có 1.303 vụ. Kết quả giải quyết 1.049 vụ khiếu nại cho thấy: số khiếu nại đúng có 490 vụ (46,7%); khiếu nại sai là 559 vụ (53,3%). Kết quả xử lý 155 vụ tố cáo cho thấy: số vụ tố cáo đúng là 82 vụ (52,9%) số vụ tố cáo có đúng, có sai hoặc sai hoàn toàn là 73 vụ (47,1%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã trả lại cho công dân 426 triệu đồng, 1.176m2 đất và một số tài sản khác; minh oan và khôi phục lợi ích hợp pháp cho nhiều trường hợp; thu hồi về cho nhà nước, tập thể 275 triệu đồng, trên 2.000m2 đất; đề nghị xử lý kỷ luật hành chính 26 cán bộ và xử lý pháp luật 2 người.

Công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đã được các cấp, các ngành quan tâm; xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Do đó đã tập trung chỉ đạo thực hiện đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nề nếp.

Tuy vậy, cũng theo đánh giá của UBND tỉnh, đến nay một số ngành địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc tiếp dân định kỳ theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo; có biểu hiện ngại tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người khiếu kiện. Công tác tiếp dân ở một số nơi còn hình thức, kém hiệu quả, không định giới hạn giải quyết để dân đi lại nhiều lần hoặc phải khiếu nại lên cấp trên.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số huyện, thành phố, sở ngành chưa đúng quy định của pháp luật nhất là ở cấp xã, phường. Một số vụ kiểm tra, xác minh chưa kỹ, chứng cớ chưa đầy đủ, dẫn đến ra quyết định giải quyết thiếu chính xác. Trong giải quyết, một số nơi chưa coi trọng việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng hoặc phối hợp cơ quan cấp trên và cấp dưới để tạo ra sự thống nhất khi giải quyết một vụ việc.

Rút kinh nghiệm năm 2004, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp trong năm 2005 là: Duy trì thực hiện đều đặn, nghiêm túc công tác tiếp dân theo quy định của Luật; cải tiến việc tổ chức việc tiếp công dân, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Kiện toàn nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành, các cấp.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, thống kê, phân loại để giải quyết dứt điểm các khiếu kiện tồn đọng, kéo dài. Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết các khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật trong phạm vi toàn quyền quản lý của các cấp, ngành mình, đảm bảo giải quyết dứt điểm ngay, đúng trình tự thủ tục và thời hạn quy định của pháp luật…

. Minh Lý

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định với mục tiêu 80% số CBCC được đào tạo CNTT   (03/01/2005)
Hiệu quả từ dự án Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh  (02/01/2005)
Nhìn lại 10 năm chống tham nhũng ở Bình Định   (31/12/2004)
Khởi động thị trường Tết  (31/12/2004)
Nữ cửu vạn  (30/12/2004)
Nhà cho người có thu nhập thấp: bao giờ có ?   (30/12/2004)
Nhiều đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế đã được xử lý  (29/12/2004)
Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng   (29/12/2004)
Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề   (28/12/2004)
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)
Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước   (27/12/2004)
Học sinh dân tộc thiểu số tăng cao: Một cố gắng vượt bậc của An Lão  (26/12/2004)
Công tác dân số 2004: Mừng và lo  (26/12/2004)
Dự án sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Định: Khởi động nhanh, khó khăn nhiều  (23/12/2004)