Thứ hai, ngày 31/3/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Dạy học giữa đại ngàn
9:55', 4/1/ 2005 (GMT+7)

Những con dốc dài tít tắp, cơn mưa rừng ập đến khiến con đường trở nên lầy lội. Mỗi bận qua suối, tôi bỏ xe chạy lên trước để "thám thính" xem đường đi tiếp được không… Mỗi lần như thế, tôi mới thấm thía được nỗi gian truân của những người đi "gieo" chữ giữa đại ngàn An Lão còn lắm khó khăn…

* Gian nan đường "cõng" chữ

Giờ sinh hoạt đội của thầy và trò Trường tiểu học An Hưng

Từ trung tâm huyện An Lão, đi hơn 19km đường dốc núi tôi mới đến được xã An Dũng. Gặp tôi, cô giáo Lê Thị Hoa Liễu - giáo viên (GV) tiểu học, không giấu được xúc động đã bật khóc. Cô tốt nghiệp CĐSP năm 2001, lên đây dạy được 3 năm. "Những ngày mới lên, nhìn quang cảnh hoang vắng chỉ muốn quay về, đêm nghe tiếng côn trùng rả rích càng thêm nhớ nhà không ngủ được… nhưng rồi, công việc cứ cuốn mình đi" - cô nói. Thầy Khương - GV tiểu học, nhà ở xã An Trung đi dạy được 4 năm, cười nói: "Ở đây, tôi phải hát suốt ngày như cái radio để cho các cô đỡ buồn". Trước đây, GV ở nhờ nhà dân để đi dạy, năm 2003, nhà công vụ cho GV được xây dựng nhưng tạm bợ không đủ phòng, với diện tích chưa tới 20m2 nhưng có tới 5 GV nam, nữ ở chung, người nằm giường, người trải chiếu nằm đất ngủ qua đêm.

Tiếp tục ngược dòng "lên non", tôi dừng chân tại Trường tiểu học xã An Vinh. Nhìn tôi ướt sũng, cô giáo Huỳnh Thị Kim Vân, lên tiếng: "Mới ngã suối à?". "Vâng!" - tôi đáp. Cô nói với tôi như thể đang nói với người thân: "Hôm nay, cuối tuần nên không còn gạo và mì tôm để ăn, cá khô, tép khô cũng chẳng còn… thôi thì ăn tạm cháo củ mì với canh rau rừng vậy". Nhìn ra khoảng không bao la cô nói: "Ở đây, chỉ sợ nhất đau ruột thừa. Đường đi quá trở ngại, nếu đau sợ sẽ bị chết trên đường đi cấp cứu mất…". Có những điểm dạy GV đi hơn một ngày đường mới tới nơi. Cô Phạm Thị Rết, quê Hoài Hương, GV tiểu học trường An Dũng kể lại: "… Có buổi đi dạy về, thấy máu đổ ra ngoài mới biết vắt đã len lỏi khắp người". 

* Tâm huyết với nghề

Dẫu biết khó khăn còn nhiều, nhưng GV nơi đây luôn tâm niệm: "Tất cả vì đàn em thân yêu". Điều đó như động lực tiếp sức cho mỗi GV vượt qua những lo toan, gian khổ của cuộc sống thường nhật nơi vùng cao để bám làng dạy chữ.

Cô Nguyễn Thị Hồng Minh, quê Quảng Trị, GV Trường tiểu học An Vinh, theo chồng vào đây cho biết: "Máy điện Diezen, hết dầu không có điện, phải soạn giáo án bằng đèn dầu nhưng vẫn phải cố vì ngày mai các em cần có một giờ học sinh động mà!".

Mỗi lớp thường cũng chỉ từ 8-10 em nhưng khả năng tiếp thu có hạn, nên GV phải mất rất nhiều thời gian truyền đạt kiến thức. Đối với những lớp ghép, GV hoạt động như "con thoi"; cho lớp 3 làm bài tập toán, xong "chạy" sang lớp 1 cho học tập đọc… Sức người có hạn, nhưng các GV vẫn không nản chí. Bất đồng ngôn ngữ là trở ngại của GV vùng cao. Để hiểu được các em muốn nói gì, đôi khi các thầy cô phải dùng hình vẽ để minh họa. Do vậy, đối với GV cấp mẫu giáo và lớp 1 vẫn là thách thức không nhỏ trong việc truyền đạt kiến thức.

Những lúc học sinh bỏ học, đích thân GV phải lặn lội vào tận làng để "năn nỉ" cha mẹ và dùng bánh kẹo để "dỗ" các em đến lớp. GV không bao giờ nặng lời vì sợ các em trả sách vở lại cho trường và… ra về. Mỗi dịp về nhà, GV gom góp, hoặc xin những quần áo cũ mang lên cho các em mặc để lớp tươm tất hơn.

Ông Đinh Văn Ruồng - Hiệu trưởng Trường tiểu học An Vinh, nói về thầy cô nơi đây: "Họ dạy bằng cả tấm lòng! Gian lao và thiếu thốn nhiều, nhưng với lòng yêu nghề họ đã vượt qua tất cả, họ đứng lớp không chỉ vì nhiệm vụ mà là vì cái "tâm" của người cầm phấn".

Trong nhiều năm qua, đời sống của GV vùng cao tuy đã được cải thiện hơn, song nhìn chung những khó khăn trong cuộc sống chưa hẳn đã hết. Trên đường về, hình ảnh những GV ngủ dưới đất và những bữa cơm rau rừng cứ vương vấn mãi trong tâm trí tôi.

. Quốc Việt

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2004: Đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp   (03/01/2005)
Bình Định với mục tiêu 80% số CBCC được đào tạo CNTT   (03/01/2005)
Hiệu quả từ dự án Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh  (02/01/2005)
Nhìn lại 10 năm chống tham nhũng ở Bình Định   (31/12/2004)
Khởi động thị trường Tết  (31/12/2004)
Nữ cửu vạn  (30/12/2004)
Nhà cho người có thu nhập thấp: bao giờ có ?   (30/12/2004)
Nhiều đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế đã được xử lý  (29/12/2004)
Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng   (29/12/2004)
Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề   (28/12/2004)
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)
Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước   (27/12/2004)
Học sinh dân tộc thiểu số tăng cao: Một cố gắng vượt bậc của An Lão  (26/12/2004)
Công tác dân số 2004: Mừng và lo  (26/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn