Đội TTATGT Trường THPT Tăng Bạt Hổ (Bồng Sơn - Hoài Nhơn):
Một mô hình nên được nhân rộng
14:47', 4/1/ 2005 (GMT+7)

Ùn tắc giao thông đường bộ trước cổng trường học trong giờ tan lớp là vấn đề gây nhiều bức xúc xã hội. Cách khắc phục, giải quyết mà Trường THPT Tăng Bạt Hổ (Bồng Sơn - Hoài Nhơn) đã thực hiện với kết quả khá tốt là một mô hình đáng được tham khảo, nhân rộng.

Đội TTATGT của Trường THPT Tăng Bạt Hổ đang điều khiển giao thông

Là một trường gồm cả hai cấp THCS và THPT nên số lượng học sinh (HS) của Trường THPT Tăng Bạt Hổ rất đông. Giờ tan lớp, có khoảng 1.500 HS cùng hơn 1.000 chiếc xe đạp tuôn ra đường khiến việc lưu thông trên đường lộ đoạn trước cổng trường trở nên khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, Trường đã thành lập Đội TTATGT để  tham gia điều phối lưu thông, giáo dục ý thức khi tham gia giao thông cho HS. Đội gồm 50 thành viên, chủ yếu là HS lớp 10, 11, 12 được chia thành nhiều tổ nhỏ. Mỗi thành viên khi làm nhiệm vụ được trang bị còi, dùi điều khiển và đeo băng đỏ. Nhiệm vụ chủ yếu của đội là giữ trật tự trước cổng trường khi tan học, hướng dẫn các bạn đi đúng phần đường, không tụ tập chờ bạn làm ùn tắc giao thông. Sau hơn một năm làm việc, hoạt động Đội đã giúp tình hình ùn tắc giảm xuống đến mức thấp nhất. Em Thanh Việt, HS lớp 12A3, thành viên của Đội cho biết: "Lúc mới làm, cầm dùi ngại và lúng túng nhưng khi quen rồi thì rất thích, vì không chỉ góp phần hạn chế tắc nghẽn giao thông mà còn có thêm ý thức hơn khi chính mình tham gia giao thông".

Khi tiếng trống trường vừa đánh, tổ TTATGT nhanh chóng có mặt với tư thế nghiêm trang. Các trường hợp vi phạm đều được đưa vào trường để giáo viên phụ trách giáo dục. Nhờ làm việc nghiêm túc và hiệu quả nên thói quen chấp hành luật lệ giao thông hình thành dần trong mỗi HS, mỗi khi tan trường, những tiếng còi nhắc nhở của Tổ trực TTATGT giảm hẳn, ý thức tự giác của học sinh tăng lên trông thấy. Ngoài Đội TTATGT của trường, tại các lớp giáo viên chủ nhiệm cũng cho thành lập những tổ nhỏ theo khu vực cư trú để cùng nhau nhắc nhở, lưu ý giữ gìn, tuân thủ các quy định về TTATGT (điều khiển môtô khi chưa có bằng, chở quá người quy định, hoặc cưỡi môtô đi học…). Khi có trường hợp vi phạm, thông tin được báo về nhanh chóng và nhà trường sẽ xử lý "nguội" bằng những biện pháp giáo dục thích hợp. Một mặt nhà trường kết hợp với công an địa phương giáo dục ATGT, luật giao thông cho HS ở những buổi ngoại khóa, những bài thi tìm hiểu về ATGT… Việc làm này góp phần rất lớn vào việc tuyên truyền giáo dục HS khi tham gia giao thông, tình trạng HS vi phạm giao thông đã giảm đáng kể, không có trường hợp nào vi phạm nặng đáng tiếc xảy ra.

Mô hình mà Trường THPT Tăng Bạt Hổ (Bồng Sơn - Hoài Nhơn) đã thực hiện đã cho kết quả khá tốt đáng được nhân rộng.

. Trường Đăng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Dạy học giữa đại ngàn  (04/01/2005)
Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2004: Đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp   (03/01/2005)
Bình Định với mục tiêu 80% số CBCC được đào tạo CNTT   (03/01/2005)
Hiệu quả từ dự án Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh  (02/01/2005)
Nhìn lại 10 năm chống tham nhũng ở Bình Định   (31/12/2004)
Khởi động thị trường Tết  (31/12/2004)
Nữ cửu vạn  (30/12/2004)
Nhà cho người có thu nhập thấp: bao giờ có ?   (30/12/2004)
Nhiều đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế đã được xử lý  (29/12/2004)
Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng   (29/12/2004)
Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề   (28/12/2004)
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)
Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước   (27/12/2004)
Học sinh dân tộc thiểu số tăng cao: Một cố gắng vượt bậc của An Lão  (26/12/2004)