Thứ hai, ngày 31/3/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Dịch vụ chăm sóc SKSS ở tuyến xã: Thực tế và chuẩn - khoảng cách xa vời
10:38', 5/1/ 2005 (GMT+7)

Với việc ban hành Chuẩn quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), các trạm y tế (TYT) ở Bình Định bỗng rơi vào tình trạng yếu kém mọi bề. Các điều kiện thực tế về nhân lực, trang thiết bị, thuốc men đều thiếu thốn và hầu như không đáp ứng đủ tiêu chí nào của chuẩn.

* Thiếu và yếu

Cán bộ y tế Trạm xá phường Lý Thường Kiệt đo chiều cao cho các cháu lớp mẫu giáo của phường

Nhằm xác định cụ thể các hình thức, mức độ can thiệp cần tiến hành trong Dự án VIE/03/P20, năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Sức khỏe Nông thôn (Đại học Y Thái Bình) đã tổ chức đợt điều tra đánh giá tổng thể về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS ở 30 trạm y tế trên địa bàn Bình Định. Kết quả giữa thực tế và Chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS còn khoảng cách khá xa.

Theo quy định của chuẩn, mỗi TYT phải có đủ 6 phòng riêng để chăm sóc SKSS, ít nhất cũng phải có 4 phòng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy số lượng phòng dịch vụ riêng còn rất thấp. Trong 6 loại phòng dịch vụ chỉ có phòng đẻ và phòng nằm của sản phụ chiếm tỉ lệ kha khá, các phòng còn lại chỉ có dưới 50%.

Về trang thiết bị, trong 30 xã được điều tra, chỉ 2 trạm có đầy đủ 7 bộ dịch vụ chăm sóc SKSS, 17 trạm có 1-3 bộ, 3 trạm không có bộ nào đầy đủ. Số TYT có đủ thuốc và còn hạn dùng rất thấp. Đa số xã không đủ 10 nhóm thuốc quy định, nhất là các nhóm thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất.

Đa số người cung cấp dịch vụ trình độ chuyên môn còn hạn chế cần phải được đào tạo và đào tạo lại. Những hiểu biết về kiến thức làm mẹ an toàn, KHHGĐ, phá thai và phá thai an toàn, vị thành niên vẫn còn hạn chế.

Mới đây, chúng tôi có dịp đến xã vùng cao An Hưng thuộc huyện An Lão, nơi có hơn 1.200 dân chủ yếu là đồng bào dân tộc H'rê và Bana. TYT xã thiếu thốn nhiều trang thiết bị, chỉ có bộ dụng cụ khám phụ khoa là tương đối đủ. Chị Đinh Thị Ríp, y sĩ, công tác ở trạm đã 10 năm nay, cho biết: "Ở trạm mình, bệnh nhân chỉ vào khám bệnh rồi xin thuốc nên 3 cán bộ y tế dành phần lớn thời gian đi phong trào. Mỗi năm có khoảng 600 lượt người đến khám các bệnh đơn giản chứ chưa có ai đến trạm để sinh". Theo dược sĩ Võ Thanh Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện An Lão, quy mô các trạm thường 70m2, với 2 phòng, các loại trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động chăm sóc SKSS vẫn đơn giản là khám phụ khoa. Năm 2003 trên cơ sở dự án quốc gia, huyện mới xây dựng và đưa vào sử dụng đủ 9 TYT.

* Rút ngắn khoảng cách

Để rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, cuối năm 2001, Bình Định triển khai dự án chăm sóc SKSS cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Mỗi năm, Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh mở 2 đợt chiến dịch ở các xã khó khăn, tập trung vào 4 nội dung: cung cấp gói dịch vụ KHHGĐ, cung cấp gói dịch vụ làm mẹ an toàn, cung cấp gói dịch vụ chống viêm nhiễm đường sinh sản và tư vấn kiến thức trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, để dịch vụ chăm sóc SKSS đến với người dân, cần phải tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc men để các TYT chủ động tổ chức dịch vụ thường xuyên tại chỗ.

Theo thạc sĩ Trương Quang Hùng, Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế, nhân lực trong dịch vụ chăm sóc SKSS ở tuyến cơ sở đang gặp nhiều bất cập. Trong khi số y sĩ, nữ hộ sinh tại một số trạm chưa tạo được niềm tin với người dân thì nhiều xã, phường lại không thể lấp được chỗ trống này. Hiện toàn tỉnh vẫn còn 16 xã chưa có… y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh. Do đó, việc đào tạo và đào tạo lại các nội dung cơ bản cho người cung cấp dịch vụ là một việc làm cần thiết.

. Lê Thu Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Một mô hình nên được nhân rộng   (04/01/2005)
Dạy học giữa đại ngàn  (04/01/2005)
Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2004: Đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp   (03/01/2005)
Bình Định với mục tiêu 80% số CBCC được đào tạo CNTT   (03/01/2005)
Hiệu quả từ dự án Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh  (02/01/2005)
Nhìn lại 10 năm chống tham nhũng ở Bình Định   (31/12/2004)
Khởi động thị trường Tết  (31/12/2004)
Nữ cửu vạn  (30/12/2004)
Nhà cho người có thu nhập thấp: bao giờ có ?   (30/12/2004)
Nhiều đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế đã được xử lý  (29/12/2004)
Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng   (29/12/2004)
Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề   (28/12/2004)
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)
Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước   (27/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn