Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị:
Quan tâm hơn đối với cộng đồng người Bình Định ở nước ngoài
16:6', 5/1/ 2005 (GMT+7)

Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt kiều và du khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Quang Trung trong dịp Tết 2004

Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài sẽ góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần bảo vệ an ninh đất nước từ xa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống lại đất nước của bọn phản động người Việt lưu vong, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước, củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của kiều bào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36-NQ/TW ban hành ngày 26-3-2004 đề cập toàn diện các vấn đề liên quan đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Nghị quyết tiếp tục khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nguồn lực của dân tộc, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nghị quyết đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong công tác bảo hộ đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết chỉ rõ: "Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài".

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng xác định rõ trách nhiệm của bà con: "Đảng và Nhà nước mong muốn khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của nước sở tại, chăm lo xây dựng đời sống ấm no, làm ăn thành đạt, nâng cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc…".

Hiện nay, ước tính cả nước nói chung có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trong đó có không ít người Bình Định. Mặc dù sống xa Tổ quốc, kiều bào Bình Định luôn hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh… Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, thán phục trước những đổi thay của quê hương và mong muốn Bình Định ngày càng giàu đẹp.

Tuy nhiên, nhiều người dân Bình Định ở nước ngoài còn khó khăn trong ổn định cuộc sống, một bộ phận chưa có dịp về thăm quê hương, tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới, hoặc do thành kiến, mặc cảm nên chưa hiểu đúng về tình hình quê hương, đất nước; một số ít đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

Để thực hiện tốt Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm tới, ở Bình Định cần tập trung thực hiện một số công việc như sau:

- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị trong các tầng lớp nhân dân, nhất là những nơi, những dịp có kiều bào về thăm quê hương. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Bình Định điện tử nhằm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Bình Định ra bên ngoài. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào Bình Định về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên.

- Cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị cho sát hợp với địa phương nhằm thu hút nhân lực, trí thức kiều bào thuộc mọi tầng lớp, trình độ, lứa tuổi khác nhau, đặc biệt phải có chính sách ưu đãi trong việc sử dụng và hợp tác với những chuyên gia, trí thức kiều bào có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác cần khuyến khích mạnh mẽ các chương trình "du học nước ngoài" rộng rãi và đa dạng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và có chính sách trọng dụng để họ trở về đóng góp xây dựng quê hương.

- Đổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động kiều bào Bình Định, chủ động mở rộng tiếp xúc với họ, kể cả những người còn có định kiến, mặc cảm với Nhà nước và chế độ ta. Tổ chức Hội Kiều bào Bình Định nhằm tập hợp kiều bào với mục đích đoàn kết người Bình Định ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích các hoạt động hướng về quê hương trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với luật pháp của nước sở tại.

. Đỗ Nguyên Hùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Dịch vụ chăm sóc SKSS ở tuyến xã: Thực tế và chuẩn - khoảng cách xa vời  (05/01/2005)
Một mô hình nên được nhân rộng   (04/01/2005)
Dạy học giữa đại ngàn  (04/01/2005)
Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2004: Đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp   (03/01/2005)
Bình Định với mục tiêu 80% số CBCC được đào tạo CNTT   (03/01/2005)
Hiệu quả từ dự án Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh  (02/01/2005)
Nhìn lại 10 năm chống tham nhũng ở Bình Định   (31/12/2004)
Khởi động thị trường Tết  (31/12/2004)
Nữ cửu vạn  (30/12/2004)
Nhà cho người có thu nhập thấp: bao giờ có ?   (30/12/2004)
Nhiều đối tượng vi phạm trong lĩnh vực thuế đã được xử lý  (29/12/2004)
Vân Canh: Nhiều biện pháp để phát triển đảng viên ở thôn, làng   (29/12/2004)
Cô giáo vùng cao tận tụy với nghề   (28/12/2004)
Năm học 2004-2005: Thu - chi học phí như thế nào?  (28/12/2004)
Những ngôi nhà mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh  (27/12/2004)