An toàn bức xạ X-quang: Nỗi lo từ những phòng chụp X-quang không đủ tiêu chuẩn
9:32', 13/1/ 2005 (GMT+7)

Bình Định hiện có 26 cơ sở y tế có sử dụng thiết bị phát xạ với 38 máy chụp X-quang đang hoạt động. Vừa qua, Đoàn thanh tra an toàn và kiểm soát bức xạ (AT&KSBX) do Sở KH-CN phối hợp thực hiện với Sở Y tế, Sở TN-MT tiến hành kiểm tra thường niên các cơ sở này. Kết quả, có 3 phòng chụp X-quang không đủ tiêu chuẩn hoạt động.

* Những phòng chụp coi thường hiểm họa

Với máy chụp X-quang cũ, kỹ thuật viên X-quang (TTYT Phù Cát) phải làm việc trực tiếp trong phòng chụp

Theo kết luận Đoàn thanh tra, phòng chụp X-quang của Trung tâm Y tế (TTYT) Tuy Phước bị lọt tia bức xạ quá mức giới hạn cho phép từ 1,8 đến 2,2 lần tại vị trí chân cửa lớn ra vào và tường sau giá chụp phổi. Ở TTYT Phù Cát có 2 phòng chụp X-quang thì cả 2 đều không đạt tiêu chuẩn tại các cửa ra vào và cửa kính chì của nhân viên điều khiển do bị lọt tia bức xạ quá giới hạn cho phép từ 1,34 đến 8,4 lần.

Đánh giá của Đoàn thanh tra: nguyên nhân các phòng chụp bị lọt tia quá nhiều là do việc thiết kế, lắp đặt các cửa ra vào và cửa kính chì của nhân viên điều khiển không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. TTYT Phù Cát đã thay máy chụp X-quang cao tần so với trước nhưng lại không xây dựng phòng chụp thích hợp. Theo anh Trần Đình Trợ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, TTYT Phù Cát, tia phóng xạ vô hình nhưng rất độc, gây nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh ung thư và vô sinh… Thế nhưng, khi đi qua cơ thể con người, phải một thời gian tích tụ khá lâu, các tia này mới gây bệnh nên không dễ nhận biết ngay được.

* Trách nhiệm quản lý của ngành Y tế

Trang bị máy chụp X-quang cao tần (320mA) nhưng không xây dựng phòng chụp tương thích

Năm 1996, Pháp lệnh AT&KSBX ra đời và 2 năm sau được triển khai tới các cơ sở có sử dụng thiết bị phát xạ. Tại Bình Định, cơ quan quản lý cũng đã ban hành, triển khai hàng loạt văn bản hướng dẫn các đơn vị, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện AT&KSBX. Thế nhưng, các động thái mới chỉ dừng ở mức độ tuyên truyền. Đa số các phòng chụp X-quang đã tồn tại từ trước khi có pháp lệnh, phòng ốc tạm bợ, kết cấu hầu như chỉ có vữa và barit, trong khi yêu cầu phải có chì mới đảm bảo độ an toàn bức xạ. Nhân viên y tế làm việc trong điều kiện thiếu đồ bảo hộ lao động vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với tia bức xạ, chế độ khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần không được thực hiện đầy đủ.

So với trước đây, vấn đề AT&KSBX đã được ngành Y tế quan tâm hơn. Thông qua dự án hỗ trợ y tế quốc gia và nguồn kinh phí hằng năm, 60% máy X-quang được mua mới, các phòng chụp được sửa chữa...

Tuy nhiên, theo ông Trần Tấn Hoàng, Phó Chánh thanh tra, Sở KH-CN, việc thực hiện AT&KSBX vẫn đang gặp nhiều trở ngại. Hiện tại, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên toàn tỉnh vẫn còn 40% máy chụp X-quang có "tuổi thọ" khá cao, một số máy cũ được luân chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh về các TTYT. Ông Hoàng cũng cho rằng: "Trong thời gian tới, ngành Y tế cần tăng cường công tác quản lý về an toàn bức xạ, đầu tư thêm thiết bị mới, tiếp tục rà soát và sửa chữa những phòng chụp không đủ tiêu chuẩn tại các cơ sở y tế".

. Hiền Lê

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
2005 - năm hội tụ những ngày lịch sử vẻ vang của dân tộc ta  (12/01/2005)
Những tổ chức cộng sản đầu tiên ở Bình Định  (12/01/2005)
Nỗi lo về mũ bảo hiểm  (12/01/2005)
Chuyển trường mầm non công lập sang bán công: Khó khăn vẫn còn nhiều  (11/01/2005)
Những lối thoát của nghề tiện   (10/01/2005)
Rau giữa dòng Kôn   (10/01/2005)
Sinh viên Đại học Quy Nhơn với các phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp   (10/01/2005)
Đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (07/01/2005)
Chuẩn bị đón Tết trên công trường   (07/01/2005)
Góp phần giữ gìn kỷ luật của Đảng  (06/01/2005)
Chuyện "mới" ở Quy Nhơn: Công chức sinh con thứ ba  (06/01/2005)
Quan tâm hơn đối với cộng đồng người Bình Định ở nước ngoài   (05/01/2005)
Dịch vụ chăm sóc SKSS ở tuyến xã: Thực tế và chuẩn - khoảng cách xa vời  (05/01/2005)
Một mô hình nên được nhân rộng   (04/01/2005)
Dạy học giữa đại ngàn  (04/01/2005)