Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
15:1', 17/1/ 2005 (GMT+7)

Tuy vẫn còn những mặt chưa đạt được yêu cầu, nhưng nhìn chung nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin ở Bình Định đã có bước phát triển đáng kể trong những năm qua; tạo những tiền đề quan trọng cho trước mắt cũng như lâu dài. Có được kết quả đó là nhờ chúng ta đã thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo trên lĩnh vực này.

Một giờ học vi tính của các em học sinh Tiểu học Lê Hồng Phong

Theo Báo cáo số 70, ngày 23-11-2004 của UBND tỉnh, hiện có 4 cơ sở đào tạo trình độ đại học và cao đẳng CNTT là: Đại học Quy Nhơn (đào tạo từ năm 1999), Trường CĐSP Bình Định (2001), Trường CNKT Quy Nhơn (liên kết với Trường ĐHBK Hà Nội), Trung tâm Tin học Bình Định (liên kết với Đại học tại Huế và Hà Nội). Riêng Đại học Quy Nhơn đến năm 2005 có khoảng 550 sinh viên CNTT tốt nghiệp.

Về đào tạo trung cấp và kỹ thuật viên, có 4 cơ sở tại thành phố Quy Nhơn gồm: Trường CĐSP Bình Định, Trường CNKT Quy Nhơn, Trung tâm Tin học Bình Định và Trung tâm Tin học 14 Bà Triệu. Hàng năm các cơ sở này đào tạo khoảng 100 - 150 học viên (HV) trung cấp và kỹ thuật viên.

Về đào tạo phổ cập tin học ứng dụng chứng chỉ A, B và văn phòng có 16 cơ sở, trong đó ở Quy Nhơn có 8 cơ sở, các huyện có 8 cơ sở; đào tạo hàng năm khoảng: 400 HV trình độ B, 8.000 HV trình độ A, 1.400 HV tin học văn phòng.

Về đào tạo nghề lập trình viên (LTV) và kỹ thuật viên (KTV) Quốc tế hiện có một cơ sở thực hiện đó là Trung tâm Hỗ trợ phát triển CNTT. Trung tâm đã tiếp nhận công nghệ đào tạo LTV theo tiêu chuẩn Quốc tế của Công ty APTECH - Ấn Độ. Chương trình đào tạo có 3 loại hình: LTV - 24 tháng, KTV - 15 tháng và kỹ thuật quản trị mạng - 3 tháng. Đến tháng 11-2004, Trung tâm đã đào tạo được 5 lớp LTV và 4 lớp KTV với hơn 120 HV theo học. Do quy mô đầu tư Trung tâm còn nhỏ (giai đoạn 1) nên số lượng học viên được đào tạo chưa nhiều.

UBND tỉnh đã đề ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong năm 2005 và những năm tiếp theo là: Tiếp tục đào tạo nâng cao kiến thức tin học trong xã hội, nhất là cho cán bộ và học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh phổ cập tin học trong các trường phổ thông; tập trung đầu tư có trọng điểm cho các trường có điều kiện dạy và học tin học. Coi trọng phổ cập kiến thức tin học cho cán bộ, công chức phù hợp yêu cầu công tác. Đa dạng hóa đào tạo lập trình viên, kỹ thuật viên theo nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về việc giảng dạy tin học trong các trường phổ thông, đến năm học 2003 - 2004 tất cả các trường THPT đã tổ chức dạy tin học trong đó Trường Quốc Học Quy Nhơn và An Nhơn I dạy chính khóa với 3 tiết/tuần, còn lại dạy dưới dạng ngoại khóa. Các trường dạy ngoại khóa sử dụng hình thức hợp đồng thuê máy tính với các trung tâm để học sinh thực hành. Đồng thời cũng trong năm học này có 8 trường THCS và 40 trường tiểu học giảng dạy tin học dưới hình thức ngoại khóa. Hiện toàn ngành Giáo dục có khoảng 700 máy vi tính; tất cả các trường THPT, các Phòng Giáo dục-Đào tạo đều được trang bị máy tính và kết nối Internet.

So với mục tiêu của Chương trình hành động của Tỉnh ủy về ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2001-2005 thì đến nay Bình Định đã vượt xa chỉ tiêu đào tạo thêm 2.000 người về CNTT ở các trình độ khác nhau. Nhưng chỉ tiêu 1.000 người có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; đặc biệt là đội ngũ LTV chuyên nghiệp có trình độ ngoại ngữ về CNTT là chưa đạt. Mặt khác, chất lượng đào tạo CNTT theo hệ thống văn bằng Nhà nước còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành còn nhiều hạn chế. Điều bất cập hiện nay đối với việc đưa tin học vào giảng dạy ở các bậc học phổ thông là sách giáo khoa chuẩn cho môn tin học chưa có và định biên về giáo viên tin học ở các cấp cũng không có. Vì vậy, chỉ tiêu đến 2005 mỗi trường PTCS có đủ giáo viên tin học và 100% học sinh THCS đều được học và thực hành tin học cũng là một thách thức lớn.

Chỉ còn một năm nữa là kết thúc Chương trình hành động của Tỉnh ủy về CNTT giai đoạn 2001 - 2005. Thời gian không còn nhiều, đòi hỏi sự cố gắng lớn lao cả các cấp các ngành để đạt được những mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực cho CNTT.

. Minh Lý

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phụ nữ Canh Liên đã tiến bộ rồi  (17/01/2005)
"Miệt vườn" trong thành phố  (16/01/2005)
Công an tỉnh: Tăng cường công tác đảm bảo ATGT trong dịp Tết  (14/01/2005)
An Lão: Trạm y tế thiếu thốn, người được BHYT thiệt thòi   (14/01/2005)
Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi: Năm đầu đáng khích lệ  (13/01/2005)
An toàn bức xạ X-quang: Nỗi lo từ những phòng chụp X-quang không đủ tiêu chuẩn   (13/01/2005)
2005 - năm hội tụ những ngày lịch sử vẻ vang của dân tộc ta  (12/01/2005)
Những tổ chức cộng sản đầu tiên ở Bình Định  (12/01/2005)
Nỗi lo về mũ bảo hiểm  (12/01/2005)
Chuyển trường mầm non công lập sang bán công: Khó khăn vẫn còn nhiều  (11/01/2005)
Những lối thoát của nghề tiện   (10/01/2005)
Rau giữa dòng Kôn   (10/01/2005)
Sinh viên Đại học Quy Nhơn với các phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp   (10/01/2005)
Đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (07/01/2005)
Chuẩn bị đón Tết trên công trường   (07/01/2005)