Mạng lưới y tế trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Thiếu trầm trọng
12:14', 27/1/ 2005 (GMT+7)

Theo Sở LĐ-TB&XH, hiện toàn tỉnh có gần 1.200 doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất và kinh doanh, chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành nghề có nhiều yếu tố độc hại và tai nạn lao động như: chế biến lâm sản, đá granite, giấy và bao bì, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, số DN có cán bộ y tế rất ít.

* Cán bộ y tế bỏ việc

Do y tế các DN yếu nên dù đau ốm nhẹ CBNV đều vào khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bác sĩ Trình Công Tuấn, Trưởng khoa Y tế lao động, Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết: "Theo quy định, trước đây các DN nhà nước đều có cán bộ y tế. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cán bộ y tế lần lượt bỏ đi, mạng lưới y tế có xu hướng bị thu hẹp". Có một thực tế là nếu chỉ làm một cán bộ y tế đơn thuần ở các DN thì thu nhập cũng chỉ đơn thuần là lương. Do đó, nhiều người không muốn, cực chẳng đã thất nghiệp mới phải làm. Mặt khác, các DN cũng cần tinh gọn về mặt tổ chức nên hầu hết cán bộ y tế đều phải làm kiêm nhiệm.

Một cán bộ y tế của DN, cho biết: "Công việc trong ngày của nhân viên y tế ở các DN (bao gồm sơ cấp cứu và quản lý hồ sơ vệ sinh lao động) chỉ làm trong 2 giờ là xong, còn lại là những việc kiêm nhiệm; mức thu nhập được tính theo ngạch lương của trung cấp y. Song, trở ngại lớn nhất là tôi không có cơ hội để làm chuyên môn. Trang bị dụng cụ y tế thiếu thốn nên những ca điều trị nằm trong khả năng, tôi cũng không thể thực hiện được".

* Bao giờ có mạng lưới y tế ở doanh nghiệp?

Thông tư liên tịch số 14 của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế và Tổng LĐLĐ ra đời năm 1998 quy định tất cả các DN đều phải bố trí cán bộ làm công tác y tế, đảm bảo thường trực theo ca sản xuất và sơ cấp cứu có hiệu quả. Số lượng và trình độ cán bộ y tế tùy thuộc vào số lao động và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm.

Trong số gần 1.200 DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh chỉ có 365 đơn vị có triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NLĐ, 14 cán bộ y tế chính thức và 20 nhân viên được hợp đồng làm nhiệm vụ y tế. Số cán bộ y tế tập trung chủ yếu ở các DN nhà nước, trong khi các DN tư nhân hầu như không có. Chỉ tính riêng khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã có 73 DN, 19.500 lao động, với các nhóm ngành nghề có nhiều yếu tố độc hại, nhưng số DN có nhân viên y tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo thạc sĩ Bùi Ngọc Lân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng: "Ngành Y tế chỉ quản lý về chuyên môn, trong khi việc tổ chức đội ngũ y tế lại do chủ DN. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều DN chưa ý thức hết trách nhiệm với NLĐ. Trong khi đó, các văn bản quy định xử phạt DN vi phạm đã được hướng dẫn nhưng việc thực thi không nhiều và không hiệu quả". Điều đáng nói, dù thông tư ra đời đã 6 năm nhưng trong hoạt động báo cáo hằng năm của cơ quan quản lý cũng chưa quan tâm đến tiêu chí đánh giá cán bộ y tế trong các DN.

. Hiền Lê

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cải cách lương sẽ giải quyết dần những bất hợp lý trong chế độ cho người có công  (26/01/2005)
Một cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng và bổ ích  (26/01/2005)
Lạc vào vườn cổ tích   (25/01/2005)
Mái ấm của người tàn tật và trẻ mồ côi  (25/01/2005)
Làng đại học   (24/01/2005)
Tổ chức triển khai thực hiện chế độ lương mới nhanh, đúng, chính xác  (24/01/2005)
Nhơn Châu những ngày giáp Tết   (23/01/2005)
Rượu ngoại - thật giả khó phân  (21/01/2005)
Ở đâu cũng đi đầu, làm trước   (20/01/2005)
"Chảo lậu"- vừa cần vừa... cấn !  (20/01/2005)
Đồng chí Lê Xuân Trứ - Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh  (19/01/2005)
Cần lắm những tấm lòng nhân ái   (19/01/2005)
Bí thư chi bộ làm kinh tế giỏi  (19/01/2005)
Kiếm sống nơi phố phường  (18/01/2005)
Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT: Đa dạng hóa các loại hình đào tạo  (17/01/2005)