Mô hình phát triển kinh tế trang trại: Hướng đi và kết quả bước đầu
17:20', 19/11/ 2003 (GMT+7)

Một trang trại theo mô hình VACR ở Hoài Ân.

Năm 1999, Hội VACVINA tỉnh đã chọn 7 trang trại hộ gia đình ở các huyện: Tây Sơn, Vân Canh, Tuy Phước, Hoài Nhơn, An Lão, Phù Mỹ, An Nhơn để thực hiện mô hình khuyến viên: giúp các chủ trang trại định hướng sản xuất, lựa chọn, bố trí cây, con và hướng dẫn các quy trình kỹ thuật sản xuất. Sau 4 năm, các chủ trang trại này đã phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả khá.

Phần lớn các chủ trang trại được chọn thực hiện mô hình khuyến viên đều xuất phát từ diện nghèo và có khát vọng làm giàu từ chính lao động của mình. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, quy mô trang trại và kinh tế của từng hộ. Hội VACVINA đã phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm KHKT vật nuôi tỉnh phù hợp, giúp đỡ về định hướng sản xuất cây, con phù hợp có tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, tạo điều kiện vay vốn, tham quan học tập các mô hình làm ăn có hiệu quả. Trong 7 hộ được  chọn, có 1 hộ được hướng dẫn phát triển kinh tế theo hình thức kinh doanh tổng hợp, 5 hộ phát triển mô hình kinh tế VAC và 1 hộ phát triển kinh tế VACR kết hợp.

Tùy điều kiện kinh tế và thị trường, mỗi hộ chọn cách làm khác nhau. Có hộ bắt đầu từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, sau đó trồng cây ăn quả, cây cảnh, đào ao, nuôi trồng thủy sản, trồng cỏ cao sản, có hộ từ vườn cây ăn quả, trồng xen ổi, đu đủ, nuôi gà thả vườn. Hộ khác thì phát triển kinh tế trang trại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài để tăng tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh… Mỗi trang trại một cách làm khác nhau, nhưng định hướng sản xuất đã rõ ràng, các loại cây, con trong trang trại được bố trí phù hợp hơn. Điển hình như trang trại của ông Bùi Xuân Dương ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An, An Nhơn. Ban đầu ông nuôi gà công nghiệp, sau đó ông nuôi thêm vịt siêu trứng, bò sữa, trồng cây cảnh, rồi đào ao thả cá. Hiện nay, giá trị tài sản cố định của ông đã đạt đến 1,5 tỉ đồng, cao gấp 4 lần so với lúc ban đầu. Trang trại của ông Dương không chỉ cho thu nhập khá mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Nói về hiệu quả của mô hình khuyến viên, ông Trình Nghiên, Chủ tịch Hội VACVINA tỉnh cho biết: Các chủ trang trại đã định hướng được sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. Diện tích đất sử dụng ở các mô hình trang trại tăng 25,3%, so với năm 1999, đàn gia súc tăng 103%, gia cầm tăng 88%, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 43%, số lượng cá thả nuôi tăng 127%. Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân mỗi trang trại là 275 triệu đồng, tăng hơn năm đầu 17%; đó là chưa kể đến những trang trại có nhiều sản phẩm chủ yếu như: chăn nuôi bò sữa, trồng điều, xoài chưa đến kỳ thu hoạch.

Từ các mô hình khuyến viên cho thấy, nếu các chủ trang trại biết định hướng sản xuất, lựa chọn và bố trí để đầu tư cây con phù hợp thì kinh tế trang trại sẽ đem lại hiệu quả cao. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế hộ gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nông dân.

PHẠM TIẾN SỸ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phát triển CN-TTCN ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ đại hội Đảng   (18/11/2003)
Xây dựng vùng nguyên liệu dứa: Còn đó những khó khăn   (17/11/2003)
Trăn trở với nghề câu cá ngừ đại dương   (16/11/2003)
Những người "thầy" Internet   (14/11/2003)
Bình Định lũ chồng lên lũ  (13/11/2003)
An Nhơn năm thứ hai vượt qua ngưỡng 100 ngàn tấn lương thực  (12/11/2003)
Suối Mây xây dựng cuộc sống mới   (11/11/2003)
Phù Cát thấp thỏm đê sông   (10/11/2003)
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Ân: Cơn bĩ cực chưa qua  (09/11/2003)
Nuôi tôm he chân trắng: Cơ hội mới cho người nuôi tôm   (07/11/2003)
Doanh nghiệp và nông dân chưa có tiếng nói chung   (06/11/2003)
Hiệu quả từ chiếc máy cắt lúa cải tiến   (05/11/2003)
Làng mới ở Đồng Binh   (04/11/2003)
Điện thoại di động - đã không còn là mặt hàng xa xỉ   (03/11/2003)
Tiềm năng Bình Định   (06/11/2003)