Các doanh nghiệp Bình Định đã sẵn sàng lên mạng
17:7', 23/11/ 2003 (GMT+7)

Việc sử dụng Internet để hỗ trợ cho việc kinh doanh và phục vụ trao đổi thông tin trong cuộc sống hàng ngày đã được các nước trên thế giới tận dụng từ lâu và có thể xem như một công cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Việc kinh doanh trên mạng của các doanh nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò của mình và nó khẳng định vị thế trong những năm gần đây nhờ sự bùng nổ của Internet.

Trong những năm gần đây, việc kinh doanh và trao đổi thông tin qua mạng ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng và coi đây là một trong những động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đuổi kịp các nước trong khu vực. Do đó, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cung cấp để sử dụng mạng Internet ở Việt Nam đang được đầu tư và đạt được những kết quả đáng kể. Nhờ những nỗ lực đó, hiện nay, việc cập nhật và trao đổi thông tin qua mạng Internet không phải là điều mới mẻ đối với một bộ phận người dân Việt Nam. Thông qua Internet, người ta có thể gửi thư điện tử (Email) cho nhau một cách nhanh chóng và tiện lợi, hoặc có thể trò chuyện trực tuyến trên mạng (Chat) và thậm chí có thể nhìn thấy nhau trong khi trò chuyện với người thân của mình ở cách mình đến nửa vòng trái đất thông qua các thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số, mà giá cả lại có thể rẻ hơn hàng trăm lần so với cách liên lạc truyền thống. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Bưu chính – Viễn thông, hiện nay cả nước chỉ có khoảng 612.191 thuê bao Internet và có khoảng 2.489.562 người sử dụng Internet, chiếm khoảng 3,05% dân số cả nước, đây là một con số hết sức khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

Bình Định là một tỉnh đang phát triển ở miền Trung, một trong những khu vực chịu nhiều thiệt thòi về cơ sở hạ tầng và còn đầy khó khăn so với cả nước. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội, đặc biệt là việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, tỉnh Bình Định đã tập trung đầu tư vào chương trình công nghệ thông tin phục vụ sản xuất – kinh doanh. Dự án "Xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung phục vụ nhu cầu tin học hóa ở các cơ quan, đơn vị và hỗ trợ quá trình tin học hóa ở các doanh nghiệp" với tổng kinh phí hơn 2,7 tỉ đồng là một động thái tích cực. Dự án này chia ra làm hai tiểu dự án, trong đó có dự án "Hỗ trợ xây dựng trang web và sàn giao dịch điện tử trong doanh nghiệp". Ở tiểu dự án này, có 50 doanh nghiệp được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng trang web; bên cạnh đó, 2 sàn giao dịch điện tử cũng được xây dựng để phục vụ cho khối sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu và khối kinh doanh du lịch. Kinh phí đầu tư cho tiểu dự án này là 795,5 triệu đồng, do Công ty Điện toán truyền số liệu (VDC) thực hiện. Khi tiến hành dự án này, các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia dự án sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn nhờ sự hỗ trợ của mạng Internet. Hiện nay, 48/50 trang web của các doanh nghiệp đã được hoàn thành với tên miền tạm thời là xxx.ecom.vnn.vn.

Khi truy cập vào các trang web này, chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, các sản phẩm và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp; ngoài ra, chúng ta có thể gửi góp ý hoặc các đơn đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua các trang web này.

Với sự hỗ trợ của dự án nêu trên, nếu các doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của mạng Internet, thì đây là một cơ hội đầy tiềm năng của các doanh nghiệp và cũng là đòn bẩy để các doanh nghiệp vươn ra tìm kiếm thị trường trên khắp đất nước cũng như trên toàn thế giới với chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất. Hy vọng rằng, các doanh nghiệp nhận biết điều đó và có thể tận dụng và khai thác nó một cách triệt để.

NGUYỄN HỮU HÀ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bidiphar trên đôi hài bảy dặm   (21/11/2003)
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đừng để mất bò mới làm chuồng   (20/11/2003)
Mô hình phát triển kinh tế trang trại: Hướng đi và kết quả bước đầu   (19/11/2003)
Phát triển CN-TTCN ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ đại hội Đảng   (18/11/2003)
Xây dựng vùng nguyên liệu dứa: Còn đó những khó khăn   (17/11/2003)
Trăn trở với nghề câu cá ngừ đại dương   (16/11/2003)
Những người "thầy" Internet   (14/11/2003)
Bình Định lũ chồng lên lũ  (13/11/2003)
An Nhơn năm thứ hai vượt qua ngưỡng 100 ngàn tấn lương thực  (12/11/2003)
Suối Mây xây dựng cuộc sống mới   (11/11/2003)
Phù Cát thấp thỏm đê sông   (10/11/2003)
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Ân: Cơn bĩ cực chưa qua  (09/11/2003)
Nuôi tôm he chân trắng: Cơ hội mới cho người nuôi tôm   (07/11/2003)
Doanh nghiệp và nông dân chưa có tiếng nói chung   (06/11/2003)
Hiệu quả từ chiếc máy cắt lúa cải tiến   (05/11/2003)