Cơ sở đúc đồng Đức Tuấn: Xây dựng thương hiệu cho nghề truyền thống
17:12', 28/11/ 2003 (GMT+7)

Tượng Chăm, một sản phẩm của cơ sở Đức Tuấn

Thôn Kim Châu, thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn, vốn nổi tiếng với nghề đúc đồng từ mấy trăm năm nay. Sản phẩm đúc đồng Kim Châu gồm các loại đèn thờ, lư đỉnh, mâm nồi và tượng Phật, tượng Chăm... được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước. Đỗ Văn Tuấn sinh ra ở làng nghề này và đã học nghề từ năm 14 tuổi. Học xong lớp 12, anh quyết định ở lại làng gắn bó với nghề truyền thống của gia đình. Anh quyết tâm duy trì nghề đúc đồng nổi tiếng của quê hương, đang có chiều hướng bị mai một.

Năm 1995, Đỗ Văn Tuấn tách ra lập lò đúc riêng. Lúc đầu anh cũng gặp vô vàn khó khăn, như mặt bằng chật hẹp, vốn liếng ít và nhất là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Anh phải khăn gói lặn lội vào Nam ra Bắc, trực tiếp mang sản phẩm của mình đi tiếp thị, và đã thiết lập được một số đại lý ở Hà Nội, Huế và TPHCM. Có đầu ra, năm 1997 Tuấn đầu tư mua sắm thêm thiết bị, thuê thêm nhân công, tự mình nghiên cứu nâng độ tinh xảo và đa dạng sản phẩm. Hơn 10 loại sản phẩm gồm: đèn thờ với các loại kích cỡ, cao từ 35cm đến 1,1m; các loại lư, đỉnh đồng to-nhỏ... đã được sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt, Tuấn đã nghiên cứu đúc các tượng Chăm để phục vụ du lịch, làm đồ sú-vơ-nia cho du khách. Anh đã tìm ra bí quyết đúc tượng giả cổ như thật, nhất là màu sắc men đồng. Mỗi mẫu tượng anh mất cả tháng trời nghiên cứu, đầu tư nhiều công sức và vốn liếng. Đến nay anh đã có 7 loại tượng với mẫu mã, màu sắc khác nhau, được khách hàng nhận xét là có độ tinh xảo không kém gì sản phẩm của làng đúc cổ truyền Đại Bái. Hiện nay mỗi tháng cơ sở đúc Đức Tuấn cho ra thị trường hơn 300 sản phẩm đúc đồng lớn nhỏ, thu hút 20 lao động với thu nhập bình quân mỗi người 600-700 ngàn đồng/tháng.

Năm nay mới ở tuổi 29, nhưng Đỗ Văn Tuấn muốn vươn lên thành một nhà doanh nghiệp "có cỡ" của nghề đúc đồng ở ngay quê hương mình. Anh đã lập "Dự án đầu tư sản xuất, phục hồi, phát triển nghề đúc đồng mỹ nghệ truyền thống Kim Châu" với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng tại Khu CN-TTCN tập trung của huyện, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của cơ sở.

NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hướng đi nào cho nghề nuôi tôm sú?  (26/11/2003)
DNTN Ngọc Ân - Nâng cao năng lực cạnh tranh   (25/11/2003)
Phong phú thị trường lịch 2004   (24/11/2003)
Các doanh nghiệp Bình Định đã sẵn sàng lên mạng  (23/11/2003)
Bidiphar trên đôi hài bảy dặm   (25/11/2003)
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đừng để mất bò mới làm chuồng   (20/11/2003)
Mô hình phát triển kinh tế trang trại: Hướng đi và kết quả bước đầu   (19/11/2003)
Phát triển CN-TTCN ở Bình Định qua nửa nhiệm kỳ đại hội Đảng   (18/11/2003)
Xây dựng vùng nguyên liệu dứa: Còn đó những khó khăn   (17/11/2003)
Trăn trở với nghề câu cá ngừ đại dương   (16/11/2003)
Những người "thầy" Internet   (14/11/2003)
Bình Định lũ chồng lên lũ  (13/11/2003)
An Nhơn năm thứ hai vượt qua ngưỡng 100 ngàn tấn lương thực  (12/11/2003)
Suối Mây xây dựng cuộc sống mới   (11/11/2003)
Phù Cát thấp thỏm đê sông   (10/11/2003)