Vườn mai cô Chiểu
16:26', 7/12/ 2003 (GMT+7)

Cô Chiểu và mẹ bên vườn mai.

Về xã Nhơn An (An Nhơn), chúng tôi được nghe nhiều về một phụ nữ trong xã khá lên nhờ nghề trồng mai - cái nghề chủ yếu là của cánh đàn ông. Đó là cô Phan Thị Phàng Chiểu (57 tuổi, ở đội 7, thôn Háo Đức). Cô Chiểu trước đây là một giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Tăng Bạt Hổ (Hoài Nhơn), do sức khỏe yếu nên đã xin nghỉ dạy.

Hiện cô Chiểu sống với người mẹ già đã 87 tuổi. Là người yêu hoa, lúc đầu cô Chiểu chỉ trồng hoa để thưởng thức, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn, từ chỗ trồng hoa để thưởng thức, cô Chiểu chuyển sang trồng hoa để bán. Một điều thuận lợi là cô Chiểu sống trong làng mai Háo Đức, nơi trồng mai nổi tiếng, có nhiều dáng thế khá độc đáo và cho hoa đẹp, được người chơi mai khắp nơi ưa chuộng. Nhờ đó, cô Chiểu học hỏi được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trồng mai của bà con trong thôn. Năm 1997, cô bắt tay vào việc trồng mai với số lượng lớn, sau gần 5 năm đã có thu nhập khá từ cây mai. Dịp Tết năm ngoái cô thu nhập từ tiền bán mai được khoảng 20-30 triệu đồng. Hiện nay trong vườn mai của cô đang có 1.500 chậu mai phát triển xanh tốt, dự kiến trong dịp Tết Giáp Thân này sẽ có hơn 500 chậu mai xuất vườn.

Từ trồng mai, cô Chiểu có điều kiện sửa sang lại nhà cửa và mua sắm vật dụng sinh hoạt trong nhà. Cô Chiểu tâm sự: "Công việc trồng mai đòi hỏi phải mất nhiều công sức. Tôi vốn là phụ nữ nên làm nghề này càng gặp nhiều khó khăn; may mà được các chú, bác trồng mai trong thôn hết lòng giúp đỡ. Bên cạnh đó, tôi kiên trì học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những người trồng mai lâu năm". Trong vườn mai của cô Chiểu có nhiều chậu đã được trồng từ 5-6 năm nay, do chính tay cô tạo dáng, được khách chơi mai trầm trồ khen ngợi. Một số chậu mai có dáng thế đẹp có người trả giá gần 3 triệu đồng/chậu nhưng cô vẫn chưa đồng ý bán. Từ 3 năm nay, nhờ từ tiền bán mai mà cuộc sống gia đình cô Chiểu khá hơn trước nhiều.

Nói về "người phụ nữ trồng mai", ông Phan Long Thuần, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn An cho biết: "Cô Chiểu là một phụ nữ điển hình của xã về việc làm kinh tế bằng nghề trồng mai. Từ tấm gương này, hiện nay nhiều phụ nữ trong xã đã làm theo để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình".

NGUYỄN PHÚC

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hoài Ân - Mùa chôm chôm trái vụ   (05/12/2003)
KCN Phú Tài: Bao giờ có hệ thống xử lý nước thải tập trung ?   (04/12/2003)
Bình Định nhịp bước cùng cả nước   (04/12/2003)
Hiệu quả từ mô hình điện gió kết hợp năng lượng mặt trời ở vùng cao Canh Liên   (03/12/2003)
Bình Định sau một năm thực hiện chủ trương Hội nhập kinh tế quốc tế   (02/12/2003)
HTX Vận tải ô tô 30-3 An Nhơn: Phát triển cả bề rộng và chiều sâu   (01/12/2003)
PEEP: Sạch hơn, vệ sinh hơn   (30/11/2003)
Cơ sở đúc đồng Đức Tuấn: Xây dựng thương hiệu cho nghề truyền thống   (28/11/2003)
Hướng đi nào cho nghề nuôi tôm sú?  (26/11/2003)
DNTN Ngọc Ân - Nâng cao năng lực cạnh tranh   (25/11/2003)
Phong phú thị trường lịch 2004   (24/11/2003)
Các doanh nghiệp Bình Định đã sẵn sàng lên mạng  (23/11/2003)
Bidiphar trên đôi hài bảy dặm   (25/11/2003)
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đừng để mất bò mới làm chuồng   (20/11/2003)
Mô hình phát triển kinh tế trang trại: Hướng đi và kết quả bước đầu   (19/11/2003)