Phường Đống Đa - Quy Nhơn: Phát triển nghề trồng hoa Tết
15:57', 8/12/ 2003 (GMT+7)

Hoa Tết

Thời gian này, hàng ngày, mới tờ mờ sáng là tất cả những người trồng hoa Tết ở phường Đống Đa - Quy Nhơn đã có mặt tại vườn, người bắt sâu, người bơm nước tưới, người vót cọc, người cắm cọc phân chi… Ở các khu vực 4,5,6 của phường Đống Đa có hàng trăm hộ trồng hoa Tết với đủ các loại hoa phong lan, hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, thược dược, mẫu đơn, hoa giấy, vạn thọ, lay ơn... Mỗi hộ chuyên trồng từ 1 đến 3 loại hoa, mỗi loại có một kỹ thuật chăm sóc riêng, một quy trình phát triển riêng và thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, như hoa hồng nhung Pháp, Mỹ từ ngày bấm đọt đến khi ra hoa là 35 ngày; hoa thược dược có loại trồng 60 ngày, loại 75 ngày; hoa cúc trồng từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 âm lịch, hoa giấy trồng từ 120 ngày - 150 ngày; hoa vạn thọ 65-75 ngày…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bảy - 69 tuổi, ở khu vực 6, có thâm niên trồng hoa 30 năm - cho biết: "Trước kia ở đây có khoảng 10-15 người trồng hoa chuyên nghiệp, nhưng thu nhập không cao. Lý do là giống hoa còn khan hiếm, không có giống nhập, sau vụ thu hoạch phải lưu giống lại cho năm sau, dựa vào kinh nghiệm để chăm sóc và cho cây ra hoa là chính; chưa áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nhiều, cho nên trồng 100 chậu chỉ đạt khoảng 50%. Mươi năm trở lại đây, khoa học phát triển, bà con nắm bắt được thông tin hàng ngày, sách hướng dẫn trồng và chăm sóc các loại hoa được xuất bản nhiều, nên nhiều người mạnh dạn đầu tư sản xuất.

Ông Trần Sáu, ở khu vực 4, trồng 1.000 chậu hoa gồm hồng, cúc, bông giấy, tự hào rằng ông vào TP Hồ Chí Minh mấy chuyến, học được kỹ thuật trồng cành, cấy ghép và chọn được giống thích nghi với khí hậu miền Trung; 3 năm rồi ông "ăn đủ" với số chậu hoa đạt từ 85-90%. Còn anh Lưu Thọ, cũng ở phường Đống Đa, thì nói: "Năm 2001 tôi đến mua phong lan giống ở Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh và được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách ươm, trồng và chăm sóc. Năm 2002 tôi đưa ra thị trường 200 giò, thu về 7,5 triệu đồng; năm nay tôi tăng lên 250 giò, hy vọng sẽ trúng. Vườn phong lan các loại đang mơn mởn vươn vòi chuẩn bị ra hoa như mỉm cười với thành quả lao động của anh Thọ. Anh cho biết là xong vụ này anh sẽ lên Đà Lạt "tuyển" thêm các giống mới. Anh Trần Văn Năm ở khu vực 4 trồng 500 chậu cúc đại đóa, cúc Bọc đô, cúc Thuận Hải đang thời kỳ đóng nụ. Anh Năm không những là người có bí quyết trồng hoa đẹp mà cũng là người nuôi tôm giỏi, hiện anh đang sở hữu 1 ha nuôi tôm, mỗi năm anh nuôi một vụ chắc ăn; lúc trái vụ thì về trồng hoa xuân...

Ở phường Đống Đa còn có nhiều người chuyên trồng và cung cấp các loại hoa Tết đi các huyện phía bắc tỉnh và Tây Nguyên. Điển hình như anh Tèo, anh Hải, hàng năm các anh chuyển gần 1.000 chậu hoa lên An Khê, Gia Lai, Kon Tum để tiêu thụ.

BÙI TĨNH

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vườn mai cô Chiểu  (07/12/2003)
Hoài Ân - Mùa chôm chôm trái vụ   (05/12/2003)
KCN Phú Tài: Bao giờ có hệ thống xử lý nước thải tập trung ?   (04/12/2003)
Bình Định nhịp bước cùng cả nước   (04/12/2003)
Hiệu quả từ mô hình điện gió kết hợp năng lượng mặt trời ở vùng cao Canh Liên   (03/12/2003)
Bình Định sau một năm thực hiện chủ trương Hội nhập kinh tế quốc tế   (02/12/2003)
HTX Vận tải ô tô 30-3 An Nhơn: Phát triển cả bề rộng và chiều sâu   (01/12/2003)
PEEP: Sạch hơn, vệ sinh hơn   (30/11/2003)
Cơ sở đúc đồng Đức Tuấn: Xây dựng thương hiệu cho nghề truyền thống   (28/11/2003)
Hướng đi nào cho nghề nuôi tôm sú?  (26/11/2003)
DNTN Ngọc Ân - Nâng cao năng lực cạnh tranh   (25/11/2003)
Phong phú thị trường lịch 2004   (24/11/2003)
Các doanh nghiệp Bình Định đã sẵn sàng lên mạng  (23/11/2003)
Bidiphar trên đôi hài bảy dặm   (25/11/2003)
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đừng để mất bò mới làm chuồng   (20/11/2003)