Cát Khánh được mùa khai thác tôm hùm giống

Mùa khai thác tôm hùm giống năm 2003 của ngư dân xã Cát Khánh (Phù Cát) lại được mùa lớn, trung bình mỗi đêm mỗi phương tiện khai thác được từ 20 con đến vài trăm con tôm hùm giống, cá biệt có hộ khai thác trên 250 con tôm hùm trong một đêm. Việc khai thác tôm hùm giống đã giúp cho ngư dân Cát Khánh tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Được mùa tôm hùm giống đã tạo cho ngư dân Cát Khánh ăn Tết, đón xuân vui vẻ và câu chuyện trong dịp Tết này thường là chuyện khai thác tôm hùm giống với những hộ “trúng quả” lớn. Ông Nguyễn Thanh Tri, Phó chủ tịch UBND xã cát Khánh, cho biết: “Liên tục trong hai năm 2001, 2002 và những ngày đầu năm 2003, ngư dân Cát Khánh trúng lớn tôm hùm giống. Tính ra một tháng ngư dân địa phương đánh bắt thu về từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng. Mấy năm trước ít người làm nghề tôm, nhưng nay hầu như ai có thuyền cũng đều làm nghề tôm cả, góp phần giảm hộ nghèo đáng kể”. Quả thực, Cát Khánh có trên 250 phương tiện làm nghề khai thác tôm hùm giống với gần 1.000 người tham gia. Người dân làm nghề này cho hay: Trung bình mỗi đêm một thuyền có thể khai thác từ 10 đến vài trăm con tôm hùm giống, với giá dao động 95 ngàn đến 126 ngàn đồng/con, mỗi đêm một thuyền có thể thu về một vài triệu đồng. Đó là chưa kể những đêm thuận lợi, mỗi phương tiện có thể đánh bắt được vài trăm con tôm hùm con, chẳng hạn hộ ông Phạm Ruông ở An Quang khai thác được 265 con tôm trong một đêm. Chỉ hơn một tuần trúng lớn tôm hùm con, gia đình ông không chỉ trả hết nợ mà còn mua sắm đồ dùng trong gia đình, ăn một cái Tết đầy đủ.

Khai thác tôm hùm giống đã giúp cho ngư dân Cát Khánh ổn định cuộc sống. Anh Đỗ Ngọc Lang, người khai thác tôm hùm trên biển Đề Gi, cho biết: “Việc làm tôm năm nay so các năm trước khá hơn, thu nhập cao gấp 3-6 lần. Nếu ngư dân ở đây không có nghề tôm thì khó mà phát triển được. Có thể nói, trong những năm gần đây, việc đánh bắt xa bờ là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho ngư dân Cát Khánh tăng thu nhập cải thiện đời sống gia đình, thế nhưng không phải ai cũng có thể đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ. Vì vậy, nghề khai thác tôm hùm giống là cơ hội để nhiều hộ ngư dân Cát Khánh có điều kiện thoát nghèo.

V.T

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Làng Kinh… dệt thổ cẩm  (20/02/2003)
Trở lại Konblo  (20/02/2003)
Nhìn lại 3 năm thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn ở Bình Định  (20/02/2003)
Ấn tượng và dư âm…  (28/02/2003)
Rộn ràng Hội chợ - Hội thảo “Bình Định: Tiềm năng và hội nhập”  (28/02/2003)
Tiềm năng làng nghề Bình Định   (28/02/2003)
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu của Bình Định năm 2002   (28/02/2003)
Nghề câu cá ngừ đại dương  (28/02/2003)
Màu xanh Hóc Mỹ  (28/02/2003)
Nước mắm Đập Đá xuất ngoại   (28/02/2003)
Ðường Quy Nhơn - Sông Cầu: Con đường du lịch của miền Trung  (28/02/2003)
“Đi chợ” xứ người  (28/02/2003)
Công ty Xổ số kiến thiết Bình Định: Vững tin trên chặng đường mới  (28/02/2003)
Xây dựng thương hiệu: Đã có tín hiệu mới?  (28/02/2003)
Tiềm năng du lịch đang được đánh thức  (28/02/2003)