Phù Mỹ bê tông hóa giao thông nông thôn

Là địa bàn ven biển, nhưng huyện Phù Mỹ thuộc vùng bán sơn địa, núi non bao bọc. Các vùng dân cư bị chia thành những vùng nhỏ. Toàn huyện có 23 suối, độ dốc cao, mưa lũ nước chảy xiết, hàng năm gây xói lở lớn, đã ảnh hưởng lớn đến SX nông nghiệp và giao thông nông thôn. Phù Mỹ hiện có 24 tuyến đường liên xã, gồm: 147,35km với 78 cầu (956m), 250 cống; 98 tuyến đường liên thôn, gồm: 235,75km, có 70 cầu (427m) và 183 cống lớn nhỏ.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, từ năm 2000 đến nay, huyện đã chỉ đạo các xã thi công 62,852km đường bê tông xi măng thuộc các tuyến đường liên xã với hàng chục cầu cống, trên 20km đường liên thôn liên xóm. Riêng năm 2002 thi công 39,182km, tăng gấp 2 lần so với 2 năm (2000-2001), tổng kinh phí đầu tư 11,470 tỉ đồng, trong đó ngân sách xã và nhân dân đóng góp 5,147 tỉ đồng (chiếm 44,8%), ngân sách huyện đầu tư 2,181 tỉ đồng (chiếm 19%), tỉnh đầu tư 5.620 tấn xi măng. Một số địa phương có phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn tốt là xã Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Mỹ Châu, thị trấn Phù Mỹ, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh.

Qua thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn, Phù Mỹ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đó là sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt từ huyện đến cơ sở bằng chủ trương, biện pháp, đặc biệt là đầu tư hỗ trợ vốn, xi măng, khảo sát lập dự toán. Công tác phát động quần chúng, công tác tuyên truyền cán bộ, đảng viên gương mẫu, nhân dân nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ nên đã tự nguyện đóng góp kể cả bằng tiền và ngày công nghĩa vụ lao động công ích. Nhân dân đứng ra tự làm, tự chịu trách nhiệm chất lượng công trình đã giảm được chi phí chung 50%, giảm từ 20 triệu đến 25 triệu đồng/km…

Bên cạnh kết quả đạt được, bê tông hóa GTNT ở Phù Mỹ vẫn còn một số hạn chế tồn tại: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp của cấp trên, chưa tích cực làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về bê tông hóa giao thông nông thôn cho nhân dân. Sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như công tác giám sát thi công trên một số địa bàn chưa tốt. Những hạn chế này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Hùng Anh

(Phòng Tổ chức – LĐXH huyện Phù Mỹ)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nước mắm Đập Đá trên đường hình thành một thương hiệu  (21/02/2003)
Cát Khánh được mùa khai thác tôm hùm giống  (20/02/2003)
Làng Kinh… dệt thổ cẩm  (20/02/2003)
Trở lại Konblo  (20/02/2003)
Nhìn lại 3 năm thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn ở Bình Định  (20/02/2003)
Ấn tượng và dư âm…  (28/02/2003)
Rộn ràng Hội chợ - Hội thảo “Bình Định: Tiềm năng và hội nhập”  (28/02/2003)
Tiềm năng làng nghề Bình Định   (28/02/2003)
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu của Bình Định năm 2002   (28/02/2003)
Nghề câu cá ngừ đại dương  (28/02/2003)
Màu xanh Hóc Mỹ  (28/02/2003)
Nước mắm Đập Đá xuất ngoại   (28/02/2003)
Ðường Quy Nhơn - Sông Cầu: Con đường du lịch của miền Trung  (28/02/2003)
“Đi chợ” xứ người  (28/02/2003)
Công ty Xổ số kiến thiết Bình Định: Vững tin trên chặng đường mới  (28/02/2003)