Người giàu nhất làng Đắc Đâm

Cũng như bao gia đình người Chăm khác, trước đây vợ chồng anh Mai Văn Yên ở làng Đắc Đâm, xã Canh Thuận huyện miền núi Vân Canh chỉ quen với việc phát rừng làm nương rẫy và mỗi năm luôn chịu thiếu ăn từ 3-5 tháng. Vậy mà nay anh đã trở thành người giàu nhất làng.

Sự đổi đời của anh Yên được bắt đầu từ năm 1985 khi Nhà nước vận động đưa bà con về định canh định cư ở làng mới, hướng dẫn cách trồng lúa nước, làm vườn nhà để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao cải thiện đời sống. Anh đã mạnh dạn khai hoang ruộng để trồng lúa nước đủ gạo ăn quanh năm cho gia đình, tự chuyển 2ha đất trồng lúa gieo khô sang trồng mì nhặt và bán mì thu lãi được 2 triệu đồng. Anh dùng số tiền này mua 2 con bò cái mở hướng chăn nuôi. Sau 4 năm anh đã gầy được đàn bò với số lượng 10 con. Bên cạnh đó, anh còn tận dụng đất vườn nhà lẫn vườn đồi để trồng mì gòn, đu đủ, chuối, thơm, đậu các loại để vừa cải thiện bữa ăn gia đình, đem ra chợ bán lấy tiền. Hàng ngày anh chăm chỉ lao động, cuộc sống của gia đình dần dần khấm khá, mỗi năm anh tích lũy được 5 triệu đồng, cái đói không còn. Năm 1990, anh đã xây dựng được 1 ngôi nhà ngói khang trang, đẹp nhất làng Đắc Đâm với trị giá trên 20 triệu đồng. Đến năm 1995, cán bộ xã – huyện hướng dẫn bà con trong làng trồng mía cao sản, anh Yên đầu tư trồng 2 ha mía F156 theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Nhờ lượng phân bò sẵn có trong chuồng, anh tận dụng để bón lót cho cây mía và các loại cây trồng khác đạt năng suất cao thu lãi khá. Với anh việc trồng trọt và chăn nuôi như vậy vẫn chưa đủ, vợ chồng anh còn tích góp vốn rồi mở rộng diện tích dần dần. Hiện nay, gia đình anh có 4ha mì, hơn 2ha mía cao sản, gần 100 cây xoài cát Hòa Lộc, 8 sào ruộng nước, hàng trăm cây ăn quả ngắn ngày, 18 con bò béo mộng và cả trăm con gà thả vườn, bình quân thu nhập mỗi năm trên 30 triệu đồng.

Bây giờ, anh Yên đã là người giàu nhất làng Đắc Đâm và là điển hình “nông dân sản xuất giỏi” của cả huyện miền núi Vân Canh.

Thu Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tất cả vì chất lượng sản phẩm, sẵn sàng cho hội nhập  (21/02/2003)
Vùng “Biển hứa” của nghề cá Bình Định  (21/02/2003)
Bài học từ PISICO  (21/02/2003)
Phù Mỹ bê tông hóa giao thông nông thôn  (21/02/2003)
Nước mắm Đập Đá trên đường hình thành một thương hiệu  (21/02/2003)
Cát Khánh được mùa khai thác tôm hùm giống  (20/02/2003)
Làng Kinh… dệt thổ cẩm  (20/02/2003)
Trở lại Konblo  (20/02/2003)
Nhìn lại 3 năm thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn ở Bình Định  (20/02/2003)
Ấn tượng và dư âm…  (28/02/2003)
Rộn ràng Hội chợ - Hội thảo “Bình Định: Tiềm năng và hội nhập”  (28/02/2003)
Tiềm năng làng nghề Bình Định   (28/02/2003)
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu của Bình Định năm 2002   (28/02/2003)
Nghề câu cá ngừ đại dương  (28/02/2003)
Màu xanh Hóc Mỹ  (28/02/2003)