Sức sống Vĩnh Hảo?

Xã miền núi Vĩnh Hảo (Vĩnh Thạnh) có 620 hộ với 2.547 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Ba-na chiếm 44 hộ với 228 nhân khẩu. Tuy diện tích tự nhiên của xã hơn 6.000 ha, nhưng chỉ có 840 ha đất canh tác nông nghiệp, còn lại là đồi núi, đất rừng. Những năm trước đây, cuộc sống sản xuất của người dân Vĩnh Hảo lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, không nắm bắt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nên mùa màng luôn bị thất bát, nhiều hộ thiếu đói.

Nghèo đói trở thành nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Vĩnh Hảo. Để vực dậy tiềm năng đất đai, lao động địa phương, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo; bắt đầu từ năm 1999, xã Vĩnh Hảo xác định 2 mũi nhọn chính để phát triển kinh tế địa phương là trồng trọt và chăn nuôi theo các mô hình sản xuất nông- lâm kết hợp. Từ xác định đúng hướng đi, tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể đã vận động nhân dân chú trọng tiếp nhận các tiến bộ KHKT được chuyển giao, đưa vào trồng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới: điều ghép, mỳ cao sản, chăn nuôi bò lai… thay thế các giống cây, con cũ hiệu quả kém. Bên cạnh đó, thông qua các kênh cho vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo của ngân hàng, tổ chức xã hội, xã đã hướng dẫn cho người dân cách đầu tư để trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả. Từ những nỗ lực vươn lên, đến nay bức tranh kinh tế xã Vĩnh Hảo đã khởi sắc đáng kể. Toàn xã đã trồng được 280 ha đào với khoảng 100 ha cho thu hoạch, năng suất hàng năm đạt bình quân 3,6 tạ/ha, 42 ha bắp lai, 90 ha mì, 14 ha đậu phộng; chăn nuôi 890 con bò, trên 1.100 con heo, 160 con dê và đàn gia cầm trên 13.000 con. Ngoài phát triển mạnh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc- gia cầm, chính quyền xã Vĩnh Hảo còn chú trọng mở rộng và phát triển thêm diện tích lúa nước để ổn định lương thực tại chỗ. Từ 14 ha ruộng 1 vụ năm 1999, đến nay diện tích lúa nước của xã đã tăng lên 34 ha. Không những mở thêm diện tích, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây lúa nước Vĩnh Hảo đã đạt năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha/vụ. Cùng với cây lúa nước, cây mì, con heo…, thế mạnh về kinh tế lâm nghiệp cũng tạo cho người dân ở Vĩnh Hảo một khoản thu nhập đáng kể. Trong các năm qua, Lâm Trường Sông Kôn đã đầu tư vốn và kỹ thuật cho người dân 2 thôn Định Trị, Tà Điệt trồng hơn 60 ha rừng tập trung, giao 1.000 ha rừng cho dân khoanh nuôi tái sinh với số tiền nhận khoán 50.000 đồng/ha/năm đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Nhiều hộ trước đây đời sống kinh tế rất khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi cách làm ăn đến nay đã có được cuộc sống khá giả.

Từ chuyển động chung, ở Vĩnh Hảo đã xuất hiện ngày càng nhiều những hộ làm ăn giỏi, vượt qua đói nghèo. Điển hình như hộ gia đình anh Trần Văn Minh ở thôn Định Trị, bằng mô hình sản xuất vườn rừng kết hợp chăn nuôi với đàn bò lai trên 15 con, 5 ha vườn rường trồng các loại cây quế, bời lời, điều ghép, mỗi năm cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Hay như gia đình anh Đặng Quốc Khánh, được người dân địa phương phong biệt danh “vua” bò lai có mức thu nhập không dưới 15 triệu đồng/năm. Với những hộ gia đình như vậy, cuộc sống họ không chỉ vượt qua đói nghèo, mà còn có thể làm giàu trong tương lai. Và điều đáng quí hơn, từ những điển hình này đã kéo theo nhiều hộ khác kinh tế còn đang khó khăn quyết chí thoát nghèo.

Nhờ những bước đột phá trong phát triển sản xuất, bộ mặt cuộc sống của xã miền núi Vĩnh Hảo đang đổi thay từng ngày. Số hộ có mức sống trung bình, khá tăng lên 72% trong năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 28%, không còn hộ đói. Hệ thống điện được kéo về khắp xã, với hơn 90% số hộ dân được dùng điện, nhờ đó đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt: 60% số hộ sắm được tivi, nhiều hộ xây được nhà ngói. Sự nghiệp giáo dục - y tế địa phương phát triển, trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học chiếm 100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp ở cấp tiểu học, THCS trong năm 2002 đạt 100%. Và liên tục 4 năm liền (1999-2002) xã Vĩnh Hảo được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và phổ cập THCS.

Đời sống kinh tế phát triển, văn hóa-xã hội nâng cao, bước vào năm 2003 này, Vĩnh Hảo tin tưởng hơn ở chính mình để vững bước trong tương lai.

Nguyễn Hân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhơn Hội: Bứt phá để cất cánh  (21/02/2003)
Sạ trước lịch thời vụ – cảnh báo từ đồng ruộng Hoài Nhơn  (21/02/2003)
Có một “Thành phố” trên biển đêm  (21/02/2003)
Người giàu nhất làng Đắc Đâm  (21/02/2003)
Tất cả vì chất lượng sản phẩm, sẵn sàng cho hội nhập  (21/02/2003)
Vùng “Biển hứa” của nghề cá Bình Định  (21/02/2003)
Bài học từ PISICO  (21/02/2003)
Phù Mỹ bê tông hóa giao thông nông thôn  (21/02/2003)
Nước mắm Đập Đá trên đường hình thành một thương hiệu  (21/02/2003)
Cát Khánh được mùa khai thác tôm hùm giống  (20/02/2003)
Làng Kinh… dệt thổ cẩm  (20/02/2003)
Trở lại Konblo  (20/02/2003)
Nhìn lại 3 năm thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn ở Bình Định  (20/02/2003)
Ấn tượng và dư âm…  (28/02/2003)
Rộn ràng Hội chợ - Hội thảo “Bình Định: Tiềm năng và hội nhập”  (28/02/2003)