Anh Chính cải tiến máy cắt lúa
18:22', 4/3/ 2003 (GMT+7)

Tên đầy đủ của anh nông dân có "máu" cải tiến là Nguyễn Văn Chính, ở thôn Đại Ân, xã Cát Nhơn (Phù Cát). Lúc tôi đến gõ cửa nhà anh cũng là lúc anh đang loay hoay bên chiếc máy cắt vừa được kiểm tra lại các bộ phận hoạt động.

Nếu những chiếc máy cắt quanh vùng hoạt động quá hạn chế do bị bó lưỡi khi gặp lúa nhiều "nhau", thì với anh Chính để khắc phục điều đó, anh đã bố trí dưới mỗi lưỡi cắt 1 sợi sên xe honda chạy nối với những bánh sao trên 2 nhông sên. Những mắt sên đều được cắt khía để lúc sên chạy theo vòng quay của bánh sao thì những mắt khía đó cuốn “nhau” đưa theo ra lối lúa. Chính vì thế, đường cắt không bao giờ bị ùn tắc.

Với những đám ruộng chân bùn, anh Chính cho lắp thêm 1 cặp bánh xe honda theo vành trong của 2 bánh lồng hoạt động dễ dàng hơn. 1 bánh xe honda khác cũng được bố trí phía tay cầm lái để khi di chuyển trên đường, chiếc máy cắt có thể chạy “bon bon” như 1 chiếc xe máy thật sự. Khi được xuống ruộng thì chiếc bánh xe thứ 3 này có thể xếp gọn dính vào sườn máy. Đồng thời, anh cũng nghiên cứu đưa bộ phận máy ngược lên phía trên sườn để máy cắt được di chuyển dễ dàng qua những bờ mương, khe suối và khi cắt lúa nước, bùn không văng dính máy, nhờ đó bộ phận máy sẽ được bảo quản tốt hơn để duy trì thêm tuổi thọ. Không dừng ở đó, anh lại nghĩ đến chuyện tranh thủ cắt lúa vào ban đêm. Thế là 1 chiếc đèn chiếu sáng lại được gắn trước máy, được phát điện từ 1 bộ lửa xe honda bắc dính trong bugi ăn kéo với cốt dên máy.

Kinh phí dùng để cải thiện máy thực chất chẳng có bao nhiêu, nhưng nhờ sự sáng tạo và biết cách tận dụng mà chiếc máy cắt của anh Chính đã mang lại hiệu quả rất cao. Anh tâm sự: "Khi thấy sự cần thiết hiện nay của chiếc máy cắt trên những cánh đồng, tôi sử dụng 12 triệu đồng tích góp lâu nay mua ngay 1 chiếc máy cắt để vừa phục vụ ruộng nhà, vừa đi cắt thuê cho người ta. Vừa làm, vừa cải tiến máy cho phù hợp với đặc điểm đồng ruộng của mình, giờ thì máy cắt hoạt động tốt trong mọi điều kiện”. Bây giờ những gia đình có máy cắt mà ruộng nhà "nhau" nhiều hay bùn lún cũng đều thuê máy của anh. Thế là chiếc máy cắt được cải tiến của anh bỗng chốc trở thành máy gia công cho bà con trong vùng, bình quân hoạt động cắt thuê đã mang lại cho anh mức thu nhập 20 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ mọi chi phí).

. Thu Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chế biến hải sản xuất khẩu: Tiềm năng và giải pháp  (04/03/2003)
Hữu Giang hôm nay  (03/03/2003)
Tiếp tục “cuộc chiến” chống bọ dừa  (03/03/2003)
Khởi sắc vùng cao  (21/02/2003)
Từng bước tái cơ cấu để hội nhập  (21/02/2003)
Sức sống Vĩnh Hảo?  (21/02/2003)
Nhơn Hội: Bứt phá để cất cánh  (21/02/2003)
Sạ trước lịch thời vụ – cảnh báo từ đồng ruộng Hoài Nhơn  (21/02/2003)
Có một “Thành phố” trên biển đêm  (21/02/2003)
Người giàu nhất làng Đắc Đâm  (21/02/2003)
Tất cả vì chất lượng sản phẩm, sẵn sàng cho hội nhập  (21/02/2003)
Vùng “Biển hứa” của nghề cá Bình Định  (21/02/2003)
Bài học từ PISICO  (21/02/2003)
Phù Mỹ bê tông hóa giao thông nông thôn  (21/02/2003)
Nước mắm Đập Đá trên đường hình thành một thương hiệu  (21/02/2003)