Đổi thay ở Hoài Xuân
18:52', 9/3/ 2003 (GMT+7)

Xã Hoài Xuân (Hoài Nhơn) có diện tích tự nhiên 1.070 ha với 2.212 hộ (10.000 khẩu). Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, những năm qua, Hoài Xuân thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân an tâm đầu tư thâm canh, từng bước chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch từng vùng, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất, nên năng suất, sản lượng hàng năm tăng. Năm 2002 năng suất lúa của xã đạt bình quân 45 tạ/ha/năm, nhờ vậy bình quân lương thực đầu người được nâng lên 460 kg/năm. Kinh tế vườn ở Hoài Xuân cũng phát triển mạnh mẽ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện nay đàn trâu bò toàn xã có 1.600 con, trong đó bò lai chiếm 80%, đàn heo 10.500 con và đàn gia cầm có 39.000 con.

Cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Bằng nguồn vốn ở địa phương và kinh phí hỗ trợ của cấp trên, Hoài Xuân đã xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất, văn hóa – xã hội như trường học, trạm y tế, trạm bơm điện, trụ sở làm việc và nhiều công trình phúc lợi khác... Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt; hiện nay toàn xã có 98% số hộ được dùng điện, 100% số nhà đã được ngói hóa, trên 65% số hộ có xe máy, 80% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Ngoài ra, còn có nhiều hộ đầu tư vốn để mua sắm máy móc kinh doanh như: xe độ chế, máy cày, nhà máy xay xát, cơ sở sản xuất gạch ngói và tổ chức nhiều mô hình dịch vụ khác... Các hộ kinh doanh đều có mức thu nhập hàng năm từ 12-15 triệu đồng/hộ.

Cùng với những chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội cũng thu được nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Từ năm 2000 đến nay, xã đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, các chương trình y tế quốc gia, phòng - chống dịch bệnh, DS-KHHGĐ, chăm sóc - bảo vệ bà mẹ, trẻ em được tiến hành thường xuyên. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng bằng nhiều việc làm thiết thực, lập 88 sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng cho các gia đình liệt sĩ neo đơn với tổng số tiền hơn 25 triệu đồng. Hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đồng bộ, công tác xây dựng Đảng thường xuyên được coi là nhiệm vụ then chốt, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở xã ngày càng được nâng cao, vai trò làm chủ của nhân dân được tăng cường... Đảng bộ xã Hoài Xuân được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh 3 năm liền.

. Phước Vinh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bá Non dám nghĩ, dám làm  (09/03/2003)
Người lao động và doanh nghiệp đều có lợi  (07/03/2003)
Những chuyển động tích cực trong sử dụng đất  (06/03/2003)
Kiên cố hóa kênh mương: Còn lắm gian nan!  (06/03/2003)
Mỹ Trung được mùa tôm  (05/03/2003)
Đầu năm tính chuyện làm ăn  (05/03/2003)
Anh Chính cải tiến máy cắt lúa  (04/03/2003)
Chế biến hải sản xuất khẩu: Tiềm năng và giải pháp  (04/03/2003)
Hữu Giang hôm nay   (04/03/2003)
Tiếp tục “cuộc chiến” chống bọ dừa  (03/03/2003)
Khởi sắc vùng cao  (21/02/2003)
Từng bước tái cơ cấu để hội nhập  (21/02/2003)
Sức sống Vĩnh Hảo?  (21/02/2003)
Nhơn Hội: Bứt phá để cất cánh  (21/02/2003)
Sạ trước lịch thời vụ – cảnh báo từ đồng ruộng Hoài Nhơn  (21/02/2003)