Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin Bình Định:
Bước khởi đầu suôn sẻ
18:27', 17/3/ 2003 (GMT+7)

Một trong những bước khởi động cho ngành công nghệ thông tin của tỉnh Bình Định, nhằm phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh nhà, và thực hiện Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh giai đoạn 2001-2005 của Tỉnh ủy Bình Định, đó là việc thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Tuy mới được thành lập, nhưng Trung tâm đã có những chuyển động đáng mừng.

Thực hiện Chỉ thị 58 ngày 17/10/2002 của Bộ chính trị, Tỉnh uỷ Bình Định đã ban hành chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001-2005. Triển khai thực hiện chương trình hành động này, UBND tỉnh Bình Định đã thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin Bình Định trực thuộc Sở Khoa học công nghệ và môi trường Bình Định. Năm 2002, tỉnh đã đầu tư gần 3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, lắp đặt trang thiết bị và chuyển giao công nghệ nhằm sớm đưa Trung tâm vào hoạt động.

Ông Võ Xuân Thanh, giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin Bình Định cho biết:  Thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu phục vụ cho phát triển công nghiệp phần mềm của tỉnh nhà, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm, cũng trong năm 2002, được sự uỷ quyền của UBND tỉnh, Sở Khoa học công nghệ và môi trường đã ký văn bản hợp tác với Công ty Aptech để đào tạo lập trình viên quốc tế và Trung tâm là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện dự án này. Aptech là một tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin nổi tiếng trên thế giới. Hiện Aptech đã có mặt ở 53 quốc gia và hơn 2 triệu học viên đã tốt nghiệp từ các Trung tâm đào tạo của Aptech đang tham gia vào các Công ty sản xuất phần mềm. Ở Việt Nam, hiện đã có 14 Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế của Aptech.

Chương trình đào tạo lập trình viên quốc tế của Aptech được các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin xây dựng, luôn cập nhật những kiến thức công nghệ thông tin mới nhất. Các môn học đều đạt tiêu chuẩn về đào tạo của các Công ty nổi tiếng, bảo đảm sau khi tốt nghiệp học viên có thể tham gia vào các Công ty xây dựng phần mềm. Đặc biệt, phương pháp giảng dạy đa phương diện với các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp học viên lĩnh hội tốt các kiến thức và phát huy toàn diện các kỹ năng tư duy logic, làm việc theo nhóm, và làm việc hướng mục tiêu. Chương trình đào tạo rất đa dạng, hiện nay Trung tâm đang tiến hành chiêu sinh các lớp Lập trình viên quốc tế, kỹ thuật viên quốc tế, kỹ thuật viên mạng máy tính, lập trình viên Visual Basic, tin học văn phòng. Nếu khai thác hết khả năng, quy mô đào tạo tại Trung tâm là 440 lập trình viên, chuyên viên kỹ thuật/năm.

Ngày 29.12.2002, Trung tâm đã tiến hành tổ chức thi tuyển sinh, và vào ngày 20.2.2003, Trung tâm tổ chức khai giảng lớp lập trình viên và kỹ thuật viên quốc tế khóa 1 với 60 học viên tham dự khóa đào tạo được chia thành 3 lớp: lớp lập trình viên quốc tế, lớp kỹ thuật viên quốc tế (đào tạo trong 3 năm) và lớp kỹ thuật viên mạng máy tính (đào tạo trong 3 tháng).  

Trung tâm xác định rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm là đào tạo lập trình viên, kỹ thuật viên để có nguồn nhân lực phục vụ cho công nghệ thông tin của tỉnh nhà. Đây cũng là phục vụ yêu cầu, định hướng chiến lược đến năm 2010 của quốc gia và tỉnh. Ngoài chính sách của tỉnh, Trung tâm có chính sách hỗ trợ học viên như: dạy tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin, truy cập Internet miễn phí, giới thiệu việc làm sau khi học viên học xong 2 năm. Tuy vậy, theo ông Võ Xuân Thanh, việc đào tạo lập trình viên quốc tế còn mới mẻ so với nhận thức của nhân dân trong tỉnh nên ngoài việc quảng bá, tiếp thị nên các phương tiện thông tin trong và ngoài tỉnh, Trung tâm sẽ tiếp cận từng trường trung học phổ thông để hướng nghiệp cho học sinh.

Sau khi học viên tốt nghiệp khoá học, Trung tâm có trách nhiệm giới thiệu việc làm. Thực tế cho thấy sau khi tốt nghiệp, không có học viên nào của các Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech thất nghiệp. Với chất lượng và quy trình đào tạo, chắc chắn Trung tâm sẽ khẳng định được vị trí của mình trong thời gian tới, góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho Bình Định nói riêng và cả nước nói chung.

. Khánh Hoàng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phục hồi hệ sinh thái Cồn Chim   (16/03/2003)
Hiệu quả bước đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học  (14/03/2003)
Nỗi niềm… Kông Trú  (13/03/2003)
Cơ hội đổi đời của người nông dân  (13/03/2003)
Duyên Hải - phát triển để tiến đến hội nhập  (12/03/2003)
Dân thêm việc, rừng thêm cây  (12/03/2003)
Nghề trồng dưa hấu  (12/03/2003)
Khởi động tuyến đường ven biển  (12/03/2003)
Chuyện ghi ở Đài 108  (11/03/2003)
Người mang lại màu xanh cho đảo Nhơn Châu  (10/03/2003)
Dự án phong điện Phương Mai chuẩn bị khởi động  (10/03/2003)
Đổi thay ở Hoài Xuân   (09/03/2003)
Bá Non dám nghĩ, dám làm  (09/03/2003)
Người lao động và doanh nghiệp đều có lợi  (07/03/2003)
Những chuyển động tích cực trong sử dụng đất  (06/03/2003)