“Đổi đời” bằng sức của mình
15:55', 20/3/ 2003 (GMT+7)

Gương mặt như sạm đi vì nắng, nhưng không giấu được niềm hân hoan khi chúng tôi tìm đến thăm. Trầm ngâm một chút, ông Chúc bắt đầu kể lại chuyện làm ăn của mình.

Như bao gia đình nghèo vượt khó khác, ngày khởi nghiệp gia đình ông Phạm Chúc ở thôn Thanh Sơn, vùng kinh tế mới miền núi của xã An Tân (An Lão), gặp nhiều khó khăn và túng thiếu đủ bề. Cái ăn, cái mặc luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng. “Không thể ngồi chờ vận may đổi đời được, mà phải tự vươn lên bằng chính sức lực của mình mới cải thiện được cuộc sống gia đình” - ông Chúc suy nghĩ và bắt tay vào hành động. Khi phát hiện thấy vùng đất kinh tế mới Thanh Sơn có địa thế rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, ông tiến hành khai hoang vùng triền đồi dọc theo bờ sông An Lão, quy hoạch trồng 10 sào mì cao sản, 600 gốc đào cùng các cây ngắn ngày khác. Đến nay, 600 gốc đào đã cho quả và cho thu nhập. Tận dụng đất ven đồi, ông cho trồng đậu phụng với thu nhập hàng năm khoảng 700kg. Có vốn tích lũy, ông không ngần ngại đấu thầu 1,6 mẫu ruộng lúa nước của xã để canh tác và mỗi năm ông thu hoạch trên 10 tấn thóc từ đám ruộng này. Khi trong nhà có đủ thóc gạo, mì… đảm bảo được nguồn lương thực ổn định trong năm cho gia đình, ông lại tiếp tục đầu tư vốn liếng để mua 1 chiếc máy xay xát gạo để máy gạo thuê cho bà con nông dân quanh vùng, đồng thời tận dụng phế phẩm từ xay lúa gạo để làm thức ăn cho chăn nuôi heo.

Hiện nay, trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có từ 10-16 con heo thịt, 2 nái đẻ, hàng năm ông xuất chuồng trên 5 tạ heo thịt, 3-4 tạ heo con và còn gầy dựng thêm 50 con gà mái đẻ nhằm tăng thêm nguồn thu nhập. Ông nói: “Mình đã nghèo, một khi quyết tâm vươn lên thay đổi cuộc sống thì phải làm, làm thật nhiều và cũng cần học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước. Khi gặp thất bại đừng nản lòng, cái khó ló cái khôn, nhất định sẽ có ngày thành công…”.

Chính sự cần cù chịu khó lao động bền bỉ, ông Chúc đã thực sự vươn lên đổi đời. Ông nhẩm tính từ việc sản xuất kinh doanh tổng hợp, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm ông lãi 30 triệu đồng. Số tiền này thật ra chưa phải là nhiều so với các nơi khác ở đồng bằng, nhưng ở 1 vùng quê nghèo thuộc huyện miền núi An Lão thì cách làm ăn có hiệu quả như ông Chúc thật đáng khâm phục.

. Thu Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thực trạng và giải pháp  (20/03/2003)
Từ con số không đến con số thành  (19/03/2003)
Khi viễn thông về nông thôn  (19/03/2003)
Tuy Phước nỗ lực giảm thiểu dịch bệnh tôm  (18/03/2003)
Lấy hè thu bù đông xuân   (18/03/2003)
Một thanh niên nông dân làm máy cưa mía  (18/03/2003)
Cơ chế mới, phát triển mới  (17/03/2003)
Bước khởi đầu suôn sẻ  (17/03/2003)
Phục hồi hệ sinh thái Cồn Chim   (16/03/2003)
Hiệu quả bước đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học  (14/03/2003)
Nỗi niềm… Kông Trú  (13/03/2003)
Cơ hội đổi đời của người nông dân  (13/03/2003)
Duyên Hải - phát triển để tiến đến hội nhập  (12/03/2003)
Dân thêm việc, rừng thêm cây  (12/03/2003)
Nghề trồng dưa hấu  (12/03/2003)