Một chặng đường khởi sắc
17:29', 25/3/ 2003 (GMT+7)

Huyện Phù Cát hiện có 22 HTX nông nghiệp, 1 HTX vận tải và 4 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Sau 5 năm (1998-2002) thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng (khóa VII) và luật HTX, kinh tế hợp tác huyện Phù Cát đi vào tổ chức và hoạt động theo cơ chế mới. Hiện tại, Phù Cát được xem là địa phương đạt được nhiều thắng lợi trong công tác củng cố kinh tế hợp tác.

* Đổi mới bắt đầu từ những yếu tố then chốt

Đối với các HTX nông nghiệp (HTXNN), để đi vào đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, việc đầu tiên là bộ máy quản lý HTX phải được tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ. Hiện nay, trung bình mỗi HTXNN ở Phù Cát có 7 cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản trị, Ban kiểm soát cũng được xác định rõ ràng, cụ thể hơn. Chủ nhiệm được giao quyền chủ động trong điều hành công việc và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Quyền làm chủ của xã viên trong quản lý và điều hành dịch vụ sản xuất, kinh doanh của HTX được thể hiện qua đại hội đại biểu xã viên hàng năm.

Ngoài ra, đổi mới nội dung sản xuất kinh doanh, dịch vụ cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Năm 2002, các HTXNN Phù Cát đều phối hợp với khuyến nông viên, cán bộ thôn, xóm và các hội - đoàn thể để chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất. 100% HTXNN đã tổ chức sản xuất giống lúa cấp I để cung cấp cho xã viên và bán ra ngoài. Hiện có 17 HTX hoạt động từ 3 - 5 khâu dịch vụ (thủy lợi, giống cây trồng, điện, vật tư và hỗ trợ vốn hoặc tiêu thụ sản phẩm, làm đất). Tỉ lệ các HTXNN hoạt động dịch vụ ổn định và có lãi chiếm 74%, trong đó đạt khá, giỏi có những điển hình như: HTXNN Cát Hanh 1, Cát Hanh 2, Cát Chánh, Cát Trinh, Cát Thắng với lợi nhuận hàng năm đạt từ 70-100 triệu đồng. Ngoài ra, có 3 HTXNN góp vốn liên doanh với Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Bình Định với giá trị 200 triệu đồng.

Đổi mới phương thức quản lý tài chính cũng là một yếu tố để chuyển đổi HTX đạt hiệu quả ở Phù Cát. Đến cuối năm 2002, tài sản cố định bình quân 1 HTXNN là 1,114 tỉ đồng, chiếm 74,6% so với tổng vốn và tăng bình quân so với năm 1998 là 85 triệu đồng/HTX. Từ năm 1999 đến 2002, các HTX đã trả nợ cũ hơn 1,2 tỉ đồng, đạt  hơn 56%.

Việc phân phối thu nhập trong các HTXNN cũng từng bước được thực hiện theo các nguyên tắc của luật HTX. Các xã viên được phân phối lãi theo cổ phần, được hưởng giá dịch vụ thấp. Cán bộ HTX được trả công theo mức độ hoàn thành công việc và lợi nhuận kinh doanh.

Trong khi đó, đối với các HTX phi nông nghiệp, việc chuyển đổi và thành lập mới diễn ra thuận lợi và có nhiều kết quả khả quan hơn HTXNN. Về vốn, các HTX phi nông nghiệp bắt đầu xác định vốn góp của xã viên từ các năm trước, sau đó xác định lại vốn góp mới, hình thành vốn điều lệ và huy động thêm vốn góp của xã viên để tăng thêm vốn kinh doanh; bộ máy quản lý các HTX phi nông nghiệp cũng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả hơn; nguyên tắc phân phối được dựa trên lao động và góp vốn. Tuy nhiên, có một thực tế là, từ khi có Quyết định 19/2000 của Chính phủ về bãi bỏ một số loại giấy phép trái luật Doanh nghiệp thì một số xã viên HTX vận tải xin ra khỏi HTX vì HTX không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ về tìm kiến nguồn hàng, ký kết hợp đồng vận tải, cung cấp dịch vụ cho xã viên.

* Hiệu quả kinh tế tập thể-nhìn từ nhiều phía

Qua 5 năm đổi mới, hiệu quả mà các HTX huyện Phù Cát đạt được không chỉ dừng lại trong kết quả sản xuất kinh doanh mà còn ở chỗ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời thúc đẩy đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đối với HTX.

Từ năm 2000 đến nay, hàng năm, các HTX đã cùng các hội-đoàn thể vận động nông dân chuyển từ 524 ha đến 1264 ha đất lúa và các cây trồng khác sang trồng bắp lai, mía, thuốc lá, bông vải, nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích gieo trồng cao hơn trước. Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của xã viên một số HTX cũng được cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, một khi các khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp được bảo đảm, nhiều gia đình có điều kiện đã chuyển sang phát triển kinh tế trang trại, mở rộng và phát triển các ngành nghề sản xuất.

Cùng với việc chuyển đổi hoạt động HTX theo luật, hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở bước đầu cũng đã được đổi mới. Theo đó, nhà nước quản lý các HTX thông qua định hướng, hành lang pháp lý và đề ra các giải pháp khuyến khích HTX phát triển chứ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Hiện Phù Cát có 18/22 HTX, quỹ tín dụng thành lập chi bộ để trực tiếp lãnh đạo hoạt động của HTX

Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn tới của huyện Phù Cát là đến năm 2004 sẽ giải quyết xong các HTX yếu kém kéo dài, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTXNN, bảo đảm các HTX làm dịch vụ, kinh doanh đều có lãi; các HTX phi nông nghiệp bảo toàn vốn, phát triển và kinh doanh có lãi. Với những kết qủa bước bước đầu làm tiền đề như trên, chắc chắn kinh tế hợp tác Phù Cát sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

. Nguyên Sương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ: Tín hiệu khả quan  (24/03/2003)
Hòa Hiệp: Ngày ấy... bây giờ  (23/03/2003)
Đường Xuân Diệu, nét duyên mới cho thành phố biển Quy Nhơn   (23/03/2003)
Một đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thiết thực  (21/03/2003)
“Đổi đời” bằng sức của mình  (20/03/2003)
Thực trạng và giải pháp  (20/03/2003)
Từ con số không đến con số thành  (19/03/2003)
Khi viễn thông về nông thôn  (19/03/2003)
Tuy Phước nỗ lực giảm thiểu dịch bệnh tôm  (18/03/2003)
Lấy hè thu bù đông xuân   (18/03/2003)
Một thanh niên nông dân làm máy cưa mía  (18/03/2003)
Cơ chế mới, phát triển mới  (17/03/2003)
Bước khởi đầu suôn sẻ  (17/03/2003)
Phục hồi hệ sinh thái Cồn Chim   (16/03/2003)
Hiệu quả bước đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học  (14/03/2003)