Xuất khẩu lao động sang Malaysia
16:47', 28/3/ 2003 (GMT+7)

Sau hơn 10 tháng kể từ khi khai thông được thị trường này, Việt Nam đã đưa hơn 32.000 lao động sang Malaysia làm việc, trên tổng số 41.166 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2002. Số lao động sang Malaysia được phân bổ theo cơ cấu: công nghiệp 64,6%, xây dựng 21,41% và lĩnh vực khác 13,94%.

Theo Cục Quản lý lao động với nước ngoài (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), Malaysia có thể tiếp nhận từ 150.000 đến 200.000 lao động Việt Nam. Lao động tại Malaysia lại phù hợp với người Việt Nam, cả về yêu cầu trình độ lẫn tính chất công việc. Chi phí đi XKLĐ qua Malaysia chỉ khoảng 900 USD, bằng một nửa so với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và không yêu cầu tiền đặt cọc. Việc làm của người lao động tương đối ổn định: 120 - 150 USD/ người/ tháng, nhiều người có thu nhập từ 200 - 250 USD/ người/ tháng. Do vậy, Malaysia sẽ là thị trường đầy tiềm năng với lao động xuất khẩu Việt Nam trong tương lai. Trong mục tiêu đưa 5 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của cả nước, riêng Malaysia đã là 2 vạn. Còn với Bình Định, mục tiêu đề ra là xuất khẩu 500 lao động, thì thị trường được đặc biệt chú trọng vẫn là Malaysia.

Hiện nay, ở Bình Định, Cục Quản lý lao động với nước ngoài đã phân công 9 doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ trong nước tham gia tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh xuất khẩu lao động sang Malaysia. Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, kết hợp với Công ty Dịch vụ Du lịch Dầu khí (PETROSETCO) - TP Hồ Chí Minh, đã tiếp xúc với lãnh đạo UBND các huyện An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn; các phòng, ban chức năng và lãnh đạo các xã trực thuộc, để thông báo kế hoạch tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở Malaysia. Theo đó, tổng số lao động hiện Công ty này đang có nhu cầu tuyển đi Malaysia là 300 lao động, trong đó có 200 lao động chế biến gỗ, 100 lao động ngành may. Các xã thuộc các huyện trên lập danh sách lao động có nhu cầu đi Malaysia, PETROSETCO trực tiếp nhận hồ sơ và sau khi sơ tuyển tại địa phương, nếu trúng tuyển, người lao động sẽ được tập trung tại TP Hồ Chí Minh để tham gia khóa đào tạo của Công ty. Ngoài PETROSETCO, theo ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thời gian tới, Sở sẽ làm việc với một số công ty khác để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, trước một thực tế là người lao động, nhất là lao động nghèo, lao động ở nông thôn, thiếu vốn để đi xuất khẩu lao động, ngoài quy định chung (4 đối tượng lao động là nông, lâm, ngư, diêm nếu vay từ 20 triệu đồng trở xuống để đi làm việc tại nước ngoài sẽ được ngân hàng cho vay không cần thế chấp), Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đang trình UBND tỉnh ra quyết định ban hành Đề án Xuất khẩu lao động tỉnh Bình Định giai đoạn 2003- 2005, trong đó sẽ có những chính sách hỗ trợ vốn cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Với những chính sách đó, chỉ tiêu đưa 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài của Bình Định là một con số khá khiêm tốn.

. Lê Viết Thọ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công ty BIMAL sáng tạo bè khai thác titan sa khoáng dưới nước  (26/03/2003)
Câu mực khơi xa  (28/03/2003)
Một chặng đường khởi sắc  (25/03/2003)
Sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ: Tín hiệu khả quan  (24/03/2003)
Hòa Hiệp: Ngày ấy... bây giờ  (23/03/2003)
Đường Xuân Diệu, nét duyên mới cho thành phố biển Quy Nhơn   (23/03/2003)
Một đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thiết thực  (21/03/2003)
“Đổi đời” bằng sức của mình  (20/03/2003)
Thực trạng và giải pháp  (20/03/2003)
Từ con số không đến con số thành  (19/03/2003)
Khi viễn thông về nông thôn  (19/03/2003)
Tuy Phước nỗ lực giảm thiểu dịch bệnh tôm  (18/03/2003)
Lấy hè thu bù đông xuân   (18/03/2003)
Một thanh niên nông dân làm máy cưa mía  (18/03/2003)
Cơ chế mới, phát triển mới  (17/03/2003)