Nghề nuôi tôm hùm lồng:
Hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định
20:2', 30/3/ 2003 (GMT+7)

Hiện nay, nghề nuôi tôm hùm lồng đang rất được người nuôi trồng thuỷ sản ở Bình Định chú ý. Bởi lẽ, nghề này chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, nhờ nghề đánh bắt tôm hùm giống thời gian qua phát triển mạnh, đã thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển.

Hiện toàn tỉnh có 146 hộ nuôi tôm hùm với khoảng 1.700 lồng, tập trung ở xã Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) và xã Mỹ An (Phù Mỹ). Phường Ghềnh Ráng hiện được xem là nơi có số hộ nuôi tôm hùm lồng nhiều nhất tỉnh với 700 lồng. Nhờ địa thế thuận lợi, không có sóng lớn và nguồn nước tốt nên bà con đầu tư phát triển mạnh nghề. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng khu vực I phường Ghềnh Ráng, cho biết: “Nghề nuôi tôm hùm lồng ở đây phát triển khoảng 3 năm nay. Ban đầu chỉ một vài chục hộ có nghề đánh bắt tôm hùm giống nuôi, sau đó nhiều hộ khác thấy hiệu quả và đầu tư nuôi theo, nhiều hộ giàu có xem đây là một nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình”. Anh Nguyễn Hữu Kính được xem là một trong những người nuôi tôm hùm lồng nhiều và nổi tiếng trong khu vực. Ban đầu, anh cũng chỉ nuôi 2 lồng, sau đó thấy hiệu quả kinh tế khá nên mới đầu tư phát triển mạnh hơn. Hiện nay anh có 12 lồng, nuôi khoảng 2.500 con. Nói về hiệu quả của nghề, anh Kính cho hay: “Nuôi tôm hùm lồng không phải đầu tư vốn nhiều và ít tốn công chăm sóc hơn nuôi tôm sú, nhưng hiệu quả cao, ít bị rủi ro”. Nghề nuôi tôm hùm lồng rất phù hợp với những người dân không có vốn đầu tư lớn, để làm một lồng nuôi chỉ 600 ngàn đồng và nuôi 3 năm mới hư. Một lồng nuôi 200 con, tiền giống và thức ăn khoảng 17 triệu đồng, sau 6 tháng nuôi lãi khoảng 12 triệu đồng - một trong những loại thủy sản nuôi có mức lãi cao nhất hiện nay.

Theo ngành Thuỷ sản tỉnh, mô hình nuôi tôm hùm lồng có nhiều ưu điểm hơn so với các loại đối tượng nuôi trồng khác. Tôm giống được đánh bắt ngoài tự nhiên nên có sức đề kháng rất cao, lồng nuôi đặt ngoài khơi, môi trường nuôi ít bị ô nhiễm, tránh được dịch bệnh. Kỹ thuật nuôi cũng rất đơn giản không đòi hỏi cao và phức tạp, thức ăn chủ yếu của tôm hùm là các loại cá tạp, ghẹ, cua… có rất nhiều ở các vùng ven biển. Ngoài các địa phương lâu nay có nghề nuôi tôm hùm lồng, các xã như Cát Khánh (Phù Cát), Nhơn Châu (Quy Nhơn)… cũng đang đầu tư phát triển mô hình này. Bà Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Sở Thủy sản, cho biết: “Từ năm 2001 đến nay, dịch tôm đã làm không ít người nuôi tôm sú trong tỉnh lao đao, nhưng tôm hùm nuôi lồng đều không bị dịch và có lãi cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nghề nuôi trồng thuỷ sản của Bình Định hiện nay”.

Với hiệu quả kinh tế và điều kiện thuận lợi như vậy, nghề nuôi tôm hùm lồng ở Bình Định đã mở ra cho người dân ven biển một hướng làm ăn mới, giúp cho nhiều hộ gia đình ở các vùng bãi ngang ven biển có công ăn việc làm và ổn định cuộc sống khi chưa có điều kiện phát triển đánh bắt xa bờ.

. Phạm Ngọc Thái

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Xanh thắm chiến khu xưa  (30/03/2003)
Nhiều lợi ích nhưng vốn chưa phủ kín toàn tỉnh  (28/03/2003)
Xuất khẩu lao động sang Malaysia  (28/03/2003)
Công ty BIMAL sáng tạo bè khai thác titan sa khoáng dưới nước  (26/03/2003)
Câu mực khơi xa  (28/03/2003)
Một chặng đường khởi sắc  (25/03/2003)
Sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ: Tín hiệu khả quan  (24/03/2003)
Hòa Hiệp: Ngày ấy... bây giờ  (23/03/2003)
Đường Xuân Diệu, nét duyên mới cho thành phố biển Quy Nhơn   (23/03/2003)
Một đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thiết thực  (21/03/2003)
“Đổi đời” bằng sức của mình  (20/03/2003)
Thực trạng và giải pháp  (20/03/2003)
Từ con số không đến con số thành  (19/03/2003)
Khi viễn thông về nông thôn  (19/03/2003)
Tuy Phước nỗ lực giảm thiểu dịch bệnh tôm  (18/03/2003)