Đổi thay ở xã vùng cao An Sơn
16:25', 3/4/ 2003 (GMT+7)

Thiếu nữ Bana biểu diễn đàn tơ rưng

An Sơn là xã vùng cao thuộc diện xã nghèo của huyện Hoài Ân. Trước đây với lối sống du canh du cư, phát rẫy trồng trỉa, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, cái đói, cái nghèo đeo bám họ qua nhiều thế hệ.

Từ ngày thực hiện chủ trương của Đảng lập làng định cư, làm ruộng nước, đời sống nhân dân An Sơn đã có nhiều đổi thay, nhất là sau khi xã phát động “Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa”, đời sống 87 hộ với 418 nhân khẩu của 3 dân tộc Ba na, Hơ rê, Kinh ở 2 thôn trong xã được nâng cao. Đường sá được bê tông hóa đến các xóm; điện lưới quốc gia về đến xã phục vụ cho 95% số hộ sử dụng sinh hoạt và sản xuất; trường học được xây dựng khang trang đảm bảo cho 97 em ở độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 được đi học; trạm y tế có đủ phương tiện để khám, chữa bệnh cho nhân dân; nhà của người dân được ngói hóa hơn 70% số hộ. Đặc biệt, vấn đề nước sạch cho sinh hoạt là nỗi lo từ nhiều năm nay đã được giải quyết với 5 bể chứa, 6 giếng đào phục vụ tốt cho 100% số hộ trong xã.

Với tinh thần giúp nhau phát triển kinh tế, những năm qua nhiều hộ đã xóa được đói, giảm được nghèo, có hộ vươn lên làm giàu. Diện tích lúa nước trong xã đạt năng suất bình quân từ 35 đến 38 tạ/ha, nhiều hộ phát triển kinh tế vườn – ao - chuồng; vườn – ao - chuồng, rừng đem lại hiệu quả tốt như hộ anh Minh, anh Rin, anh Nghia... Đời sống tinh thần của nhân dân cũng dần được nâng cao. Hiện xã có đội văn nghệ quần chúng gồm 15 thành viên thường xuyên tập luyện chương trình phục vụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết. Các lễ hội truyền thống như lễ Cơm mới, lễ Đâm trâu (dân tộc Ba na); hát Hliu, đánh Tuk chinh (dân tộc Hơ rê)... được nhân dân gìn giữ, tổ chức chu đáo. Hơn 70% số hộ  trong xã có Rađiô, Catset, Tivi; Đài truyền thanh trang bị loa đài đầy đủ, cập nhật thông tin cho mọi người dân.

Anh Đinh Bá Phương – Chủ  tịch Mặt trận xã - cho biết từ việc đăng ký thực hiện nội dung và tiêu chí cuộc vận động, tinh thần trách nhiệm của nhân dân đối với mọi phong trào của địa phương được tốt hơn. Các quỹ xã hội được nhân dân đồng tình tích cực đóng góp, phong trào nhà sạch, làng sạch được thực hiện thường xuyên, phong trào sinh đẻ có kế hoạch được nhân dân thực hiện triệt để. Chính vậy mà An Sơn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3...

Ghi nhận kết quả đạt được trong những năm qua, UBND huyện Hoài Ân đã công nhận thôn 1 là Làng văn hóa cấp huyện, thôn 2 là Khu vực dân cư tiên tiến trong năm 2002. Và toàn xã được đề nghị UBND tỉnh tặng Cờ thi đua về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2002.

. Hà Chí Tân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phù Mỹ: Vì sao bệnh tôm đến sớm ?  (02/04/2003)
Một chiều trên hồ Núi Một  (01/04/2003)
Bãi Xép: Đường lớn đã mở…  (01/04/2003)
Nhìn lại chặng đường 40 năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  (31/03/2003)
Khi hoa kiểng không chỉ là một thú chơi  (31/03/2003)
Hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định  (30/03/2003)
Xanh thắm chiến khu xưa  (30/03/2003)
Nhiều lợi ích nhưng vốn chưa phủ kín toàn tỉnh  (28/03/2003)
Xuất khẩu lao động sang Malaysia  (28/03/2003)
Công ty BIMAL sáng tạo bè khai thác titan sa khoáng dưới nước  (26/03/2003)
Câu mực khơi xa  (28/03/2003)
Một chặng đường khởi sắc  (25/03/2003)
Sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ: Tín hiệu khả quan  (24/03/2003)
Hòa Hiệp: Ngày ấy... bây giờ  (23/03/2003)
Đường Xuân Diệu, nét duyên mới cho thành phố biển Quy Nhơn   (23/03/2003)