Nhiều bất cập trong đào tạo thuyền trưởng tàu cá
17:36', 7/4/ 2003 (GMT+7)

Ngày 15/6/2001 Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 494/201 QĐ-BTS về quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên. Theo đó, các tàu thuyền có công suất từ 45CV trở lên, muốn được cấp phép khai thác hoặc sổ lưu hành thì chủ phương tiện phải có bằng chứng nhận đã qua đào tạo thuyền trưởng. Thế nhưng trên thực tế, công tác đào tạo thuyền trưởng tàu cá đang còn nhiều bất cập.

Bình Định có đội tàu cá khá hùng hậu: 5.746 chiếc các loại, tổng công suất 226.441 CV. Trong những năm gần đây đội tàu cá này ngày càng được nâng cao công suất, trang bị hiện đại để vươn ra khai thác tại các vùng biển xa, nhất là ngư trường vịnh Bắc bộ. Hiện trong số 5.746 chiếc, có đến 1.940 chiếc tàu có công suất từ 45CV – 90CV (chiếm 33,76%), 241 chiếc có công suất từ 90 – 300CV (chiếm 4,2%) và 3 chiếc tàu có công suất trên 300CV.

Theo quy chế của Bộ Thủy sản, tàu có công suất từ 45CV – 90CV thì người điều khiển phải có bằng thuyền trưởng hạng nhỏ, tàu từ 90CV – 400CV phải có bằng thuyền trưởng hạng 5, tàu trên 400CV phải có bằng thuyền trưởng hạng 4. Thế nhưng, trên thực tế số thuyền trưởng đã qua đào tạo so với tổng số tàu thuyền hiện có ở Bình Định là quá “khiêm nhường”!. Ông Trần Quang Vinh – Trưởng phòng đăng kiểm thuộc Chi cục BVNLTS – cho biết: “Trong 2.184 chiếc tàu thuyền có công suất từ 45CV trở lên tất cả các thuyền trưởng và máy trưởng buộc phải qua đào tạo. Song đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 646 thuyền trưởng và 191 máy trưởng đã được cấp giấy chứng nhận…”. Ông Nguyễn Hữu Hào, Chi cục trưởng Chi cục BVNLTS – cho biết thêm: “Vấn đề tổ chức các lớp đào tạo nghề cá hiện nay còn nhiều bất cập. Chính sách và hình thức đào tạo chưa thực sự đồng bộ. Chương trình tập huấn thì thay đổi liên tục trong khi trình độ tiếp thu của bà con ngư dân còn rất hạn chế. Hơn thế nữa, Bình Định có số lượng tàu thuyền khá đông mà nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt, nên bà con ngư dân phải tổ chức đánh bắt ở các vùng biển xa. Vụ cá Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3) phải ra đến Quảng Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng và vụ cá Nam (từ tháng 4 đến tháng 9) phải vào đến Vũng Tàu, Kiên Giang, Mỹ Tho. Do đó, mặc dù trong những năm qua Sở Thủy sản đã có phối hợp với trường Đại học Thủy sản mở lớp đào tạo tại một số địa phương trọng điểm nghề cá như: TP Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn, nhưng chẳng có mấy ai tham gia bởi họ chẳng thể dừng công việc để về học được!”. Ngoài ra, kinh phí đào tạo thuyền viên các chủ tàu phải đầu tư, nhưng công việc của các thuyền viên không ổn định như một “biên chế” ở một tàu nào cả nên chẳng có mấy chủ tàu quan tâm đến việc này. Đa số tàu thuyền đang hoạt động đi đến đâu tuyển thuyền viên đến đó.

Theo ông Nguyễn Hữu Hào: Cách làm hiệu quả nhất hiện nay là Sở Thủy sản được cho phép mở Trung tâm đào tạo các bằng thuyền trưởng hạng thấp, máy trưởng và thuyền viên. Bởi lực lượng cán bộ có thể đảm nhiệm công tác này không thiếu. Ở những thời điểm thích hợp nhất sẽ tổ chức mở lớp mà không phụ thuộc vào sự phối hợp với trường Đại học thủy sản, như thế dễ thu hút ngư dân đến lớp hơn…

. Vũ Đình Thung

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Triển vọng nào cho cây bông vải ?  (06/04/2003)
Bình Định - Điểm đến của các nhà đầu tư  (04/04/2003)
Đổi thay ở xã vùng cao An Sơn  (03/04/2003)
Phù Mỹ: Vì sao bệnh tôm đến sớm ?  (02/04/2003)
Một chiều trên hồ Núi Một  (01/04/2003)
Bãi Xép: Đường lớn đã mở…  (01/04/2003)
Nhìn lại chặng đường 40 năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  (31/03/2003)
Khi hoa kiểng không chỉ là một thú chơi  (31/03/2003)
Hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định  (30/03/2003)
Xanh thắm chiến khu xưa  (30/03/2003)
Nhiều lợi ích nhưng vốn chưa phủ kín toàn tỉnh  (28/03/2003)
Xuất khẩu lao động sang Malaysia  (28/03/2003)
Công ty BIMAL sáng tạo bè khai thác titan sa khoáng dưới nước  (26/03/2003)
Câu mực khơi xa  (28/03/2003)
Một chặng đường khởi sắc  (25/03/2003)