Nhìn lại 7 năm cho vay hộ nghèo
17:18', 7/4/ 2003 (GMT+7)

Vừa qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Định (CSXHBĐ) đã chính thức khai trương đi vào họat động. Sự ra đời của Ngân hàng này cũng là bước kết thúc họat động của Ngân hàng phục vụ người nghèo (NHNg). Với chặng đường 7 năm thực hiện cho vay hộ nghèo, tuy chưa lâu nhưng NHNg cũng đã để lại dấu ấn đậm nét trong chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn Bình Định.

Trong 7 năm qua, hoạt động cho vay hộ nghèo luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm, và sự hỗ trợ, cộng tác tích cực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong toàn tỉnh. Do đó, từ 1996 đến 2002, NHNg đã thực hiện tổng doanh số cho vay 114.577 triệu đồng cho 65.508 lượt hộ nghèo thiếu vốn; trong đó riêng năm 2002 đạt doanh số cho vay 13.796 triệu đồng, cho 65.508 lượt hộ. Đến hết năm 2002 tổng dư nợ tín dụng cho vay hộ nghèo toàn tỉnh 49.474 triệu đồng, tăng 15.144 triệu đồng, với mức cho vay bình quân 2,88 triệu đồng/hộ, tăng 1,6 triệu đồng/hộ so với năm 1996; trong đó dư nợ của các xã khu vực III là 3.951 triệu đồng, vùng dân tộc thiểu số 2.456 triệu đồng; dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 86,77% trong tổng dư nợ. Các huyện đạt số dư nợ vốn tín dụng cho vay hộ nghèo cao như Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ; các xã đạt mức dư nợ trên 1 tỷ đồng là Bình Tân (Tây Sơn), Mỹ Phong, Mỹ Hiệp, thị trấn Phù Mỹ (Phù Mỹ), Ân Thạnh (Hoài Ân).

Trong thực hiện cho vay vốn hộ nghèo, hệ thống NHNg từ tỉnh đến các huyện và TP Quy Nhơn đã khắc phục mọi khó khăn, hàng năm tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch, giải ngân cho vay trực tiếp đến từng hộ nghèo khắp các vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên, giám sát hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế; kiểm tra phân tích đúng nguyên nhân nợ quá hạn, nợ khó đòi để có biện pháp xử lý thích hợp đối với hộ nghèo vay vốn có rủi ro bất khả kháng ở diện rộng và diện đơn lẻ cục bộ. Sau giải ngân, qua từng năm, vốn tín dụng cho vay hộ nghèo luôn phát huy tác dụng - đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm thấp tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã xoá hết hộ đói, năm 2002 (theo chuẩn mới) tỷ lệ hộ nghèo chiếm 10,42%, so với tổng số hộ trong toàn tỉnh, giảm 1,51% so với năm 2001. Ngoài ra NHNg tỉnh đã làm thủ tục để được xoá nợ gần 4,649 tỷ đồng cho 3070 lượt hộ nghèo vay vốn bị rủi ro bất khả kháng và hộ nghèo bị thiệt hại được khoanh nợ gồm 3,327 tỷ đồng cho 2095 lượt hộ.

Ông Trần Ngoạn, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXHBĐ, trước đây là Trưởng Ban đại diện HĐQT NHNg đã đánh giá: “7 năm qua, cùng với nhiều nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, NHNg đã cho vay vốn tín dụng hộ nghèo phủ kín tất cả 155 xã, phường trong toàn tỉnh; trong đó có 28 xã đặc biệt khó khăn và 21 xã khu vực III - góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh. Giúp hộ nghèo có vốn phát triển chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ…, từng bước tăng thu nhập ổn định đời sống. Kết quả đó xứng đáng được ghi nhận.”

. Quỳnh Thanh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều bất cập trong đào tạo thuyền trưởng tàu cá  (07/04/2003)
Triển vọng nào cho cây bông vải ?  (06/04/2003)
Bình Định - Điểm đến của các nhà đầu tư  (04/04/2003)
Đổi thay ở xã vùng cao An Sơn  (03/04/2003)
Phù Mỹ: Vì sao bệnh tôm đến sớm ?  (02/04/2003)
Một chiều trên hồ Núi Một  (01/04/2003)
Bãi Xép: Đường lớn đã mở…  (01/04/2003)
Nhìn lại chặng đường 40 năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  (31/03/2003)
Khi hoa kiểng không chỉ là một thú chơi  (31/03/2003)
Hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định  (30/03/2003)
Xanh thắm chiến khu xưa  (30/03/2003)
Nhiều lợi ích nhưng vốn chưa phủ kín toàn tỉnh  (28/03/2003)
Xuất khẩu lao động sang Malaysia  (28/03/2003)
Công ty BIMAL sáng tạo bè khai thác titan sa khoáng dưới nước  (26/03/2003)
Câu mực khơi xa  (28/03/2003)