An toàn giao thông:
Đã có sự chuyển biến tích cực
17:43', 9/4/ 2003 (GMT+7)

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên phạm vi cả nước hàng năm làm chết và bị thương hàng chục ngàn người, gây thiệt hại lớn về vật chất và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội. Đứng trước tình hình đó, ngày 19/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 13 về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông. Sau đó không lâu, ngày 24/2/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 22 về tăng cường chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Như vậy là Đảng và Nhà nước ta đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhằm lập lại kỷ cương trên lĩnh vực TTATGT trên phạm vi cả nước, và lấy năm 2003 làm “năm an toàn giao thông”.

Số liệu thống kê cho thấy: 3 năm qua (2000-2002) trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 2.005 vụ TNGT, làm chết 572 người, bị thương 2.992 người (chưa kể hàng ngàn vụ va quệt nhỏ). Riêng trong 3 tháng đầu năm 2003 đã xảy ra 182 vụ TNGT, làm chết 60 người, bị thương 252 người - một con số đáng báo động. Nguyên nhân nào gây ra tình hình TNGT ngày càng nghiêm trọng?

Trước hết phải nhìn nhận những tồn tại vừa là điều kiện ảnh hưởng, vừa là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về TNGT. Đó là tốc độ phát triển của phương tiện giao thông nhanh hơn cơ sở hạ tầng giao thông. Tính đến nay toàn tỉnh đã có gần 240.000 phương tiện cơ giới, trong đó, có hơn 10 ngàn ôtô, còn lại là môtô xe máy. Bình Định là tỉnh có tỉ lệ môtô xe máy trên đầu người dân đứng vào hàng rất cao. Tỉnh Thanh Hóa dân số gấp hơn 2 lần Bình Định, nhưng tổng số môtô xe máy của tỉnh này chỉ khoảng 215 ngàn chiếc. Theo thống kê của ngành chức năng các tai nạn do môtô xe máy gây ra chiếm gần 80% trên tổng số vụ TNGT đường bộ. Đây là hệ quả tất yếu của xe tốt, phân khối lớn, tốc độ cao, nhưng sự hiểu biết và chấp hành luật giao thông không theo kịp với sự phát triển của phương tiện, chưa kể số người biết nhưng vẫn không chấp hành. Hiện nay, ở Bình Định mới chỉ có hơn 30% người điều khiển môtô xe máy có giấy phép lái xe. Mặt khác, nhiều phương tiện đã quá cũ, hệ số an toàn thấp, nhưng vẫn lưu hành. Theo phân tích, đánh giá của ngành chức năng thì trên 85% số vụ TNGT là do ý thức chủ quan của con người...

Để lập lại TTATGT trên địa bàn tỉnh, từ cuối năm ngoái đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng cần “mạnh tay” hơn trong việc này. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng địa phương, với các mục tiêu và yêu cầu cụ thể: “Huy động cả hệ thống chính trị, sử dụng đồng bộ mọi biện pháp thực hiện các giải pháp phấn đấu làm giảm TNGT. Cụ thể đến cuối năm nay số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 30%, số người chết không cao hơn năm ngoái”. Thực hiện sự chỉ đạo này các ngành, địa phương đã triển khai khá đồng bộ các bước kế hoạch. Công an tỉnh đã điều động tăng cường cho lực lượng cảnh sát giao thông thêm 100 cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo đảm TTATGT, đồng thời, tăng cường các phương tiện, thiết bị (xe ôtô, xe máy chuyên dùng, cân trọng tải, máy đo tốc độ...) cho lực lượng này. Ngày 2/4 vừa qua, Giám đốc công an tỉnh đã ra mệnh lệnh về việc thực hiện đợt cao điểm thanh tra kiểm soát và xử lý vi phạm TTATGT. Theo đó, các lực lượng đảm bảo ATGT trong toàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan mở đợt cao điểm, đồng loạt ra quân thực hiện các biện pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT từ ngày 5/4 đến hết năm 2003. Ngành GTVT đã chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, phối hợp với các lực lượng liên quan, tăng cường kiểm tra kiểm soát bảo đảm TTATGT. Tổ chức phân luồng tuyến, cắm cọc tiêu biển báo, tăng thêm số ngày, số cơ sở đào tạo, thi, cấp giấy phép lái xe môtô, giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc thí sinh tại các cơ sở đào tạo... Các Ban ATGT huyện, thành phố cũng đã được kiện toàn để đảm đương nhiệm vụ...

Hiện nay, tình hình TTATGT trên địa bàn Bình Định đã có những chuyển biến tích cực. Việc chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân đã khá hơn, có sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra còn cần tới sự cố gắng của toàn xã hội.

. Cát Hùng

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Máy lọc sạn: Sản phẩm có thế mạnh của Bình Định  (08/04/2003)
Nông nghiệp Bình Định - những thách thức phải vượt qua  (08/04/2003)
Nhìn lại 7 năm cho vay hộ nghèo  (07/04/2003)
Nhiều bất cập trong đào tạo thuyền trưởng tàu cá  (07/04/2003)
Triển vọng nào cho cây bông vải ?  (06/04/2003)
Bình Định - Điểm đến của các nhà đầu tư  (04/04/2003)
Đổi thay ở xã vùng cao An Sơn  (03/04/2003)
Phù Mỹ: Vì sao bệnh tôm đến sớm ?  (02/04/2003)
Một chiều trên hồ Núi Một  (01/04/2003)
Bãi Xép: Đường lớn đã mở…  (01/04/2003)
Nhìn lại chặng đường 40 năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  (31/03/2003)
Khi hoa kiểng không chỉ là một thú chơi  (31/03/2003)
Hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở Bình Định  (30/03/2003)
Xanh thắm chiến khu xưa  (30/03/2003)
Nhiều lợi ích nhưng vốn chưa phủ kín toàn tỉnh  (28/03/2003)