Bệnh tôm do môi trường nước bị ô nhiễm
17:1', 16/4/ 2003 (GMT+7)

Đó là kết luận của công trình nghiên cứu: “Điều tra đánh giá và kiểm soát dư lượng một số chất độc hại ở môi trường và sản phẩm tôm sú tại Bình Định” do Sở Thủy sản chủ trì thực hiện trong thời gian 2 năm (2001-2002).

Nằm ở vị trí ven biển duyên hải Nam Trung bộ, Bình Định có đủ điều kiện về tự nhiên để phát triển nghề nuôi tôm sú. Nếu năm 1998 diện tích nuôi tôm toàn tỉnh chỉ có 2.346 ha, năng suất bình quân 440 kg/ha, thì năm 2001 tăng lên 2.513 ha, năng suất 1.000 kg/ha (tăng gấp đôi) đặc biệt diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh cũng tăng gấp 4 lần. Cả tỉnh có 5 huyện, TP ven biển nuôi tôm sú: Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Nhiều nhất là Tuy Phước gần 1.000 ha, Quy Nhơn 668 ha, riêng khu vực Thị Nại là nuôi nhiều nhất, chiếm 66% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh.

Theo điều tra của đề tài, có khoảng 6.700 người nuôi tôm vùng ven biển, thu nhập khoảng 35,5 triệu đồng/năm/hộ nuôi tôm-cao hơn nhiều so với hộ làm nông nghiệp. Các vùng nuôi tôm đa số gần đầm, cửa sông, biển, gần vùng canh tác nông nghiệp... Tỉ lệ hộ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh ngày càng tăng, nên việc ứng dụng tiến bộ KHKT trong nuôi tôm cũng phát triển. Tuy vậy, dịch bệnh tôm vẫn thường xảy ra, nhất là trong năm 2002. Theo đánh giá của Sở Thủy sản thì mức độ “bệnh tôm có xu hướng xuất hiện ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng... do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, vi sinh vật gây hại lờn thuốc...”. Cũng theo điều tra của Sở Thủy sản: toàn tỉnh có 72% hộ nuôi tôm thiếu, hoặc khó khăn trong việc cung cấp nước ngọt cho tôm, 61% hộ cho rằng nguồn nước cung cấp thường bị ô nhiễm, 90% cho rằng ô nhiễm nước từ các ao tôm bị bệnh, từ thức ăn dư thừa trong ao nuôi.

Qua nghiên cứu cho thấy, cứ 1 gram trọng lượng tôm nuôi, sẽ thải ra môi trường 0,3-0,93 mg NH3-N/ngày (1 ha nuôi 2 vụ thải ra 67,2 – 208,2 kg NH3-N/năm). Việc phá rừng ngập mặn, làm biến dạng hệ sinh thái cũng góp phần tạo ra dịch bệnh tôm. Có 75% thảm thực vật ngăn mặn ven biển Bình Định bị xóa sổ để tạo thành ao nuôi thủy sản. Như vậy đã làm mất nơi trú ngụ của tôm, làm tăng quá trình ô xy hóa đất phèn, giảm pH của nước, đất. Bên cạnh đó là thức ăn dư thừa còn lại trong ao tôm (có nơi đến 20 – 25%); phân bón hữu cơ, vô cơ trong quá trình xử lý ao nuôi đều thải trực tiếp vào kênh rạch dẫn nước ven bờ-nhất là các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh. Theo kết quả đo đạc trong các ao tôm thâm canh ở vùng Thị Nại, có đến 10-15 cm chất thải lắng đọng ở đáy ao. Như vậy sẽ có nguy cơ làm tăng NH3, H2S và làm giảm hàm lượng ô xy hòa tan, tăng quần thể chủng vi sinh vật có hại cho vật nuôi. Thêm vào đó, việc sử dụng bừa bãi các loại hóa chất bảo vệ thực vật, xử lý ao nuôi không đúng cũng gây ra ảnh hưởng bất lợi.

Để môi trường nuôi tôm đạt yêu cầu và ngày càng phát triển bền vững, ngoài việc tổ chức hội nghị đầu bờ, tập huấn cho người nuôi, cần thành lập các tổ tự quản, cộng đồng trách nhiệm nuôi tôm, hội nuôi tôm, câu lạc bộ khuyến ngư; ao đìa nuôi phải có hệ thống lấy nước và xả thải riêng biệt. Khi cải tạo ao, phòng trị bệnh tôm nên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học như cây thuốc cá, bã trà, các loại chế phẩm sinh học, áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt. Thông tin cho người nuôi về an toàn trong sản xuất, giá cả thị trường, các văn bản pháp quy. Thường xuyên có sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng để thông báo kịp thời dịch bệnh... Về lâu dài, tỉnh cần quy hoạch vùng nuôi tôm tập trung, nơi mà không ảnh hưởng bởi nguồn thải của con người. Có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt để tránh lây lan nguồn ô nhiễm. Xây dựng vùng đệm có diện tích chiếm 1/4 - 1/5 so với vùng nuôi tập trung-chủ yếu là rừng ngập mặn, thảm thực vật nước mặn. Điều quan trọng để tránh dịch bệnh nữa là nguồn tôm giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và sạch bệnh.

. Hoàng Lân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
15 năm xây dựng và trưởng thành  (16/04/2003)
Tàu “không số” sẽ bị khai tử  (15/04/2003)
Hiệu quả bước đầu thực hiện ủy nhiệm thu thuế  (15/04/2003)
Năng động và hiệu quả   (14/04/2003)
Cháy rừng - Phòng là chính nhưng…   (14/04/2003)
Những ghi nhận đầu tiên  (13/04/2003)
Thả tôm về... biển  (13/04/2003)
Chưa có tiếng nói chung giữa nông dân và nhà máy  (11/04/2003)
Thị trường điện thoại di động sau vụ án Đông Nam  (10/04/2003)
Qua 5 ngày ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (10/04/2003)
Khá lên từ trồng mai  (09/04/2003)
Đã có sự chuyển biến tích cực   (09/04/2003)
Máy lọc sạn: Sản phẩm có thế mạnh của Bình Định  (08/04/2003)
Nông nghiệp Bình Định - những thách thức phải vượt qua  (08/04/2003)
Nhìn lại 7 năm cho vay hộ nghèo  (07/04/2003)