Hiệu quả của một đề tài nghiên cứu
18:31', 22/4/ 2003 (GMT+7)

Dừa và dầu dừa là sản phẩm truyền thống của Bình Định. Thế nhưng, do những hạn chế nhất định, sản phẩm dầu dừa ngày nay rất ít được sử dụng, và do đó, việc sản xuất và tiêu thụ dầu dừa gặp khó khăn. Giải pháp tốt nhất cho đầu ra sản phẩm dầu dừa là tinh luyện để sản xuất dầu ăn chất lượng cao. Sau gần 1 năm tìm tòi, nghiên cứu, Công ty TNHH Phước An (huyện Tuy Phước) đã thành công với đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ đầu tư thiết bị tạo chân không và tẩy màu nhằm hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn tinh luyện từ dầu dừa”. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của một Công ty TNHH là rất đáng quý, và đáng quý hơn là nó đã tạo ra được hiệu quả xã hội rõ rệt.

Từ nguồn vốn khoa học của tỉnh, Công ty TNHH Phước An bắt tay vào thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Hỗ trợ đầu tư thiết bị tạo chân không và tẩy màu nhằm hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dầu ăn tinh luyện từ dầu dừa”. Đề tài do Thạc sỹ Nguyễn Nhật Trường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Phước An làm chủ nhiệm. Về mục tiêu hướng tới của đề tài nghiên cứu khoa học này, thạc sỹ Nguyễn Nhật Trường cho biết: “Thứ nhất là phải làm được dầu ăn tinh luyện từ nguồn nguyên liệu tại chỗ của tỉnh nhà là dừa và dầu dừa mà đến nay vẫn chưa có cơ sở nào sản xuất được. Từ đó, nâng được giá trị của cơm dừa, tạo ra được sản phẩm cuối cùng có giá trị cao, trên cơ sở đó, mới có thể mua nguyên liệu đầu vào của người nông dân với giá cao. Thứ hai, đề tài tạo được dây chuyền ở mức độ quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít nhưng chất lượng sản phẩm vẫn đạt tương đương với các dây chuyền tinh luyện có công suất lớn, hiện đại phải nhập từ nước ngoài về”.              

Với thời gian thực hiện từ tháng 4/2002 đến tháng 2/2003, đề tài tập trung vào các nội dung nội dung nghiên cứu gồm: Nâng cao chất lượng sản phẩm ở các chỉ tiêu kỹ thuật, nâng cao chỉ tiêu độ chân không và sự ổn định chân không trong quá trình tinh luyện dầu (độ chân không đạt từ 750 – 755 mmHg), nâng cao độ sáng và độ trong của dầu nhờ hệ thống khử màu (nhiệt độ thiết bị khử màu đạt 1000C, độ chân không trong thiết bị khử màu từ 600 – 660 mmHg).

Trên cơ sở tận dụng lại các thiết bị đã có (bơm chân không), giá thành đầu tư thấp mà chất lượng sản phẩm vẫn đạt yêu cầu; kết quả thực hiện đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ và đạt được các chỉ tiêu về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Qua thời gian tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thực hiện đề tài, Công ty TNHH Phước An đã tính toán thiết kế chế tạo, lắp đặt vận hành thiết bị tạo chân không bằng hơi và thiết bị tẩy màu vào dây chuyền tinh chế dầu ăn, tạo được sự ổn định chất lượng cũng như công suất của dây chuyền, đưa chất lượng dầu ăn của công ty đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 86-69.

Với thành công đã đạt được, đề tài đã tạo được hiệu quả xã hội rõ rệt và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Chủ nhiệm đề tài, thạc sỹ Nguyễn Nhật Trường nói: “ Cái chính của đề tài là mang lại giá trị cao cho sản phẩm cuối cùng là dầu ăn tinh luyện từ dầu dừa, qua đó nâng được giá trị đầu vào của một loại sản phẩm truyền thống của nông dân Bình Định, kích thích được người dân trồng, bảo vệ cây dừa. Dây chuyền tạo thêm việc làm cho từ 6-9 lao động (tuỳ theo thời điểm). Về mặt chế tạo cơ khí, nếu như dây chuyền nhập ngoại phải đồng bộ và giá cao, thì dây chuyền theo đề tài có thể sản xuất được trong nước, giá thành thấp. Đối với Công ty, hiệu quả rõ rệt nhất là Công ty không còn tình trạng tồn đọng nguyên liệu như một số năm trước đây. Trước đây, khi chưa có dây chuyền tinh luyện thì đầu ra của sản phẩm dầu dừa thô rất bấp bênh, thị trường không ổn định. Khi Công ty sản xuất dầu tinh luyện, không những Công ty không còn tồn đọng dầu thô, mà còn phải mua thêm nguyên liệu từ các tỉnh khác về mới đủ công suất. Về mặt tài chính, do không còn tồn đọng nguyên liệu, Công ty giảm được tiền lãi vay ngân hàng và làm lợi cho Công ty hàng năm hơn 100 triệu đồng”.

Không chỉ dừng lại ở đó, hiện Công ty đã đề nghị tỉnh và các ngành chức năng tạo điều kiện để Công ty tiếp tục nghiên cứu thêm về đề tài này để có thể ứng dụng đối với một số nhà máy có quy mô nhỏ và trung bình.

. Khánh Hoàng

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đảo xa nay đã thành gần  (22/04/2003)
Đắng như là mía  (21/04/2003)
Công nghệ thông tin - Thách thức và cơ hội   (20/04/2003)
Giải trình thêm về một đề tài nghiên cứu khoa học  (18/04/2003)
Kinh tế ngoài quốc doanh đã có bước phát triển mới   (17/04/2003)
Bệnh tôm do môi trường nước bị ô nhiễm  (16/04/2003)
15 năm xây dựng và trưởng thành  (17/04/2003)
Tàu “không số” sẽ bị khai tử  (15/04/2003)
Hiệu quả bước đầu thực hiện ủy nhiệm thu thuế  (15/04/2003)
Năng động và hiệu quả   (14/04/2003)
Cháy rừng - Phòng là chính nhưng…   (14/04/2003)
Những ghi nhận đầu tiên  (13/04/2003)
Thả tôm về... biển  (13/04/2003)
Chưa có tiếng nói chung giữa nông dân và nhà máy  (11/04/2003)
Thị trường điện thoại di động sau vụ án Đông Nam  (10/04/2003)