|
Khoan tìm nước ngầm ở Quy Nhơn |
Ô nhiễm môi trường nước là nguy cơ ô nhiễm có tác động rất xấu đến cuộc sống của con người và tự nhiên. Khi nguồn nước (bao gồm nước bề mặt, nước ngầm) bị ô nhiễm thì nguy cơ ô nhiễm dễ dàng tác động đến các môi trường khác như không khí, đất đai. Điều đáng quan ngại là nguồn nước của Bình Định đang chịu nhiều tác động gây ô nhiễm, hiện tượng này diễn ra từ vùng núi nơi đầu nguồn các sông cho đến đồng bằng ven biển, trong các khu công nghiệp ở thành phố cho đến những cánh đồng ở nông thôn...
Kết quả khảo sát, thống kê, phân tích từ một công trình nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Năm 2000 nông dân trong tỉnh sử dụng 42,6 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dạng bột, 143,8 tấn thuốc BVTV dạng nước. Sang năm 2001, các con số này lần lượt là 196 và 242... và mỗi năm lượng thuốc BVTV được sử dụng lại càng tăng nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ số mẫu nước có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép lấy ở các địa phương trong tỉnh dao động trong khoảng 6,7% đến 13,3%, riêng huyện An Nhơn con số này lên đến 26,7%. Ở khu vực hạ lưu tình trạng cũng rất đáng lo ngại. Hiện nay ước tính mỗi ngày có khoảng 10.000 m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thải ra môi trường mà hầu như không qua bất cứ một khâu xử lý nào. Đáng chú ý các cơ sở có nguồn chất thải nhạy cảm như sản xuất cồn, bia, đường, giấy, chế biến thủy sản đông lạnh, nước mắm, chế biến bột mì... ngày càng nhiều.
Ngay cả nguồn nước tại khu vực nông thôn và vùng ven biển - những khu vực lâu nay ít phát sinh nguồn gây ô nhiễm nay cũng đã xuất hiện nhiều tín hiệu báo động. Hầu hết các mẫu thử đều có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, kim loại, ô nhiễm vi sinh với tác nhân gây ô nhiễm là nguồn rác thải từ các khu dân cư tập trung ven biển, do hoạt động nuôi trồng thủy sản thiếu sự quy hoạch cần thiết. Một nguồn thải khác có tính độc hại cao là nước thải bệnh viện hầu như chỉ mới được thu gom chất thải rắn chứ chưa xử lý được phần nước thải. Chỉ riêng ở TP Quy Nhơn đã có tới 8 bệnh viện lớn nhỏ và hàng chục trạm y tế với lượng nước thải mỗi ngày khoảng 600m3/ngày. Đây là nguồn nước thải mang nhiều mầm bệnh, dễ lây nhiễm ra cộng đồng. Năm 2002, ngành KHCN-MT đã lấy 8 mẫu nước mặt tại TP Quy Nhơn để kiểm tra, kết quả hầu hết các mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: nước mặt tại Cầu Đôi, hồ Phú Hòa đã bị nhiễm mặn lên đến 15,8 %o và 9,1%o. Trong khi đó đối chiếu với số liệu thu thập vào năm 2000 thì nước tại Cầu Đôi chỉ bị nhiễm mặn có 6%o, còn ở Phú Hòa là 0%o. Nguyên nhân của hiện tượng nhiễm mặn tại hồ Phú Hòa có thể lý giải là do cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh gần đó đã mở rộng sản xuất, tăng lượng nước thải tự do vào hồ. Tại cầu Diêu Trì, nước sông Hà Thanh có chỉ số colifoem là 50.000 MPN/100ml, vượt gấp 5 lần so với giới hạn cho phép đói với nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng này chủ yếu là do nhiều cơ sở sản xuất cong nghiệp ở KCN Phú Tài đổ nước thải không qua xử lý vào môi trường.
Những vụ ô nhiễm môi trường có nguyên nhân xuất phát từ KCN Phú Tài và vùng lân cận bị chính quyền, cơ quan chức năng và cả người dân địa phương “điểm danh” sau DNTN sản xuất cồn Phú Sĩ, DNTN sản xuất cồn, bao bì Vạn Phát... nay đã nối dài ra với hàng loạt các nhà máy nghiền sàng đá xây dựng, các trạm trộn bê tông atphan. Dù vận hành đã lâu nhưng đến nay KCN Phú Tài vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Trong khi đó KCN Quang Trung gần như đã vây chặt vùng ven hồ Phú Hòa – khu vực được quy hoạch dự kiến để phát triển du lịch. Chưa nói đến sự mất cân đối về mặt cảnh quan, điều đáng lưu ý ngay trước mắt là đến nay chưa đơn vị nào ở đây tính đến việc xử lý các lọai chất thải nói chung và trước tiên là xử lý nước thải. Hệ quả dễ thấy thấy là môi sinh của dân cư khu vực này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Thạc sĩ Nguyễn Thành Phương, cán bộ phụ trách Phòng Môi trường (Sở KHCN-MT Bình Định), cho biết: “Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường các năm gần đây cho thấy có nhiều nguồn nước thải đổ trực tiếp vào môi trường biển. Ở khu vực đầu nguồn sông tại các huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh các cơ sở đào đãi vàng, tận thu xái vàng đã đổ bã thải có chứa các chất độc hại như thủy ngân, cyanua... vào lưu vực sông Kôn, sông An Lão. Bên cạnh đó việc nông dân sử dụng bừa bãi hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đã làm đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm. Nói chung ô nhiễm nguồn nước ở Bình Định diễn ra tại nhiều khu vực, bởi nhiều tác nhân khác nhau và chưa được kiểm soát một cách chu đáo.”
Không thể không công nhận rằng trong thời gian qua với mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng, ở một số thời điểm, địa phương, vấn đề bảo vệ môi trường sống đã bị xem nhẹ. Nguyên tắc phát triển bền vững luôn nhắc nhở chúng ta rằng: Phải phát triển nhưng không phải với bất cứ giá nào.
. Bá Phùng
|