Ngày càng có nhiều nông dân - triệu phú
18:11', 18/5/ 2003 (GMT+7)

Cùng với các phong trào thi đua xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; bảo vệ an ninh quốc phòng, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) trong những năm gần đây đã được nông dân Bình Định hưởng ứng mạnh mẽ. Toàn tỉnh hiện có 98.014 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân SXKDG, chiếm 39% tổng số hộ làm nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Phong trào nông dân thi đua SXKDG được UBND tỉnh phát động từ năm 1991 nhưng do chưa được quan tâm đúng mức, nên hiệu quả không cao. Năm 1998, phong trào nông dân thi đua SXKDG trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, từ đó phong trào ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Ông Nguyễn Công Tánh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: “Để phong trào nông dân thi đua SXKDG đi vào hoạt động bài bản, sâu rộng trong nhân dân, Hội đã vận động xây dựng quỹ, đứng ra tín chấp cho nông dân vay vốn để sản xuất đi đôi với việc giúp nông dân xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đó đã tạo được niềm tin trong nhân dân, và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKDG giỏi phát triển sâu rộng hơn”.

Đất lúa An Nhơn có anh Bùi Xuân Dương, từ 35 con gà giống làm vốn khởi đầu, đã trở thành chủ một trang trại chăn nuôi tổng hợp gồm 23 con bò sữa, trại heo giống cấp 2 với 25 con heo nái, 50 heo thịt, 7.000 con gà vịt siêu trứng…, bình quân mỗi năm anh có thu nhập không dưới 100 triệu đồng. Hay anh Hồ Tấn Nhanh ở xã Mỹ Đức (Phù Mỹ), biết kết hợp nuôi trồng và đánh bắt hải sản và dịch vụ với 4.000m2 nuôi tôm trên cát, 2 tàu đánh cá xa bờ, và một cửa hàng buôn bán xăng dầu. Bình quân mỗi năm anh có thu nhập trên 70 triệu đồng, giải quyết thường xuyên 10 lao động và 300 lao động thời vụ. Ở huyện trung du Hoài Ân có ông Phan Duy Mạnh cải tạo vườn đồi, vườn nhà trồng cây ăn trái, mỗi năm có thu nhập 70 triệu đồng.

Đến với các huyện miền núi An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh sẽ dễ dàng nhận thấy những mô hình kinh tế trang trại của đồng bào các dân tộc Kinh, Ba na nằm xen lẫn với rừng núi đại ngàn. Một Đinh Zol ở xã vùng cao Vĩnh Sơn dùng sức mình khai phá đất rừng trồng 2 ha cà phê, 1 ha quế, 500 cây bời lời, 500 cây sầu riêng, 16 sào ruộng nước, thu nhập 40 triệu đồng/năm. Rồi Đinh Thị Thiên ở xã An Quang, Đinh Văn Lực xã An Trung (An Lão) đã thay đổi cách nghĩ cách làm, biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, mỗi năm thu nhập không dưới 50 triệu đồng…

Có thể nói, phong trào nông dân thi đua SXKDG ở Bình Định đến nay đã được phát triển sâu rộng. Toàn tỉnh hiện có 98.014 lượt hộ đạt SXKDG, tăng hơn năm 1997 16.340 hộ, chiếm tỉ lệ 39% tổng số hộ làm nông nghiệp trong toàn tỉnh. Trong số đó có 79,2% số hộ có thu nhập từ 10-20 triệu đồng, 17% số hộ thu nhập từ 22-50 triệu, trên 3% số hộ thu nhập từ 51 triệu trở lên và có 1.000 hộ là chủ các trang trại có mức thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng. Đáng chú ý, ngoài làm giàu cho mình, họ còn làm đầu tàu thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SXKDG ở các địa phương, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm ở nông thôn.

P.T.S

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cấp báo từ hiện tượng ô nhiễm nguồn nước   (16/05/2003)
Ai lên Vĩnh Sơn…  (15/05/2003)
Mùa sứa ở Đề Gi  (14/05/2003)
Khởi sắc từ một làng nghề bánh tráng  (13/05/2003)
Nước mắm Phùng Kỳ - Thủy Tài: Từng bước mở rộng thị trường  (13/05/2003)
Ngồi tại nhà đánh chuông sang xứ người  (11/05/2003)
An Dũng nỗ lực thoát nghèo  (09/05/2003)
Nước về làng xa  (08/05/2003)
Thổi hồn vào đá  (08/05/2003)
Bánh tráng công nghệ mới  (06/05/2003)
Ngày đầu phát hành công trái giáo dục 2003: Kết quả ngoài dự kiến  (05/05/2003)
Chuyện ghi ở trạm thu phí Nhơn Tân  (05/05/2003)
Nhìn từ các làng nghề truyền thống  (04/05/2003)
Thêm một cơ hội để Bình Định bảo tồn đa dạng sinh học   (02/05/2003)
Thực trạng và biện pháp  (01/05/2003)