Băn khoăn cùng Phước Hưng
15:45', 9/6/ 2003 (GMT+7)

Là một xã thuần nông song xã Phước Hưng (Tuy Phước) đã sớm đi bằng cả "hai chân": trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, ngay cả ở thời bao cấp, Phước Hưng vẫn tránh được "ăn độn". Với diện tích gieo trồng hàng năm gần 2.000 ha, có năm Phước Hưng đạt sản lượng gần 10.000 tấn lương thực. Cùng với sản xuất rau màu, đậu đỗ, chăn nuôi gia súc gia cầm, Phước Hưng cũng là một trong những địa phương nhanh chóng phát triển bê lai, bê sữa. Hiện xã đã có 190 con bê lai trong đó có 38 con bê sữa.

Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp, nông thôn là vốn. Năm được mùa, mọi thứ chi tiêu, sinh hoạt, sắm sửa đều trông chờ vào lúa. Khi mất mùa dễ bị bán lúa non. Nhìn thấy được nhược điểm này, xã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động hợp tác xã tín dụng. Vốn điều lệ ban đầu chỉ có 142 triệu đồng, nhưng nhờ biết cách huy động vốn, tổng vốn của quỹ có trên 3,2 tỉ đồng. Đối với vùng nông thôn như Phước Hưng, người nông dân cần có vài triệu tiền vốn vay thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời sẽ giải quyết biết bao điều khó khăn trong sản xuất, đời sống… Tính đến hết năm 2002 toàn xã chỉ còn 3,89% hộ nghèo.

Tuy vậy Phước Hưng còn nhiều khó khăn. Trước hết cơ cấu kinh tế vẫn chưa có gì thay đổi. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa đáng kể. Cơ cấu trong nông nghiệp chậm đổi mới. Phần lớn diện tích gieo trồng lúa nhưng năng suất bình quân năm 2002 đạt 47 tạ/ha, giảm hơn năm trước gần cả ngàn tấn lương thực. Các cây rau, màu manh mún chưa trở thành hàng hóa. Số lượng gia súc gia cầm không thể phát triển nhiều hơn nữa vì diện tích đất vườn đồi, đồng cỏ không có bao nhiêu. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tuy thấy trước nhưng chưa thể khắc phục ngay như thiếu nước tưới, khâu chuẩn bị giống chưa tốt, chuột cắn phá trên diện rộng… Điều đáng quan tâm là tình trạng nợ đọng trong dân ngày càng tăng. Năm 2002 HTX nông nghiệp lãi gần 85 triệu đồng, trong khi đó nợ chưa thu hồi trên 1,2 tỉ đồng; rồi gần 70 triệu đồng tiền điện chưa thu được. Thêm vào đó tuy nợ quá hạn của HTX tín dụng không nhiều, chỉ chiếm 0,33% trong tổng dư nợ nhưng đây là những tín hiệu không vui.

Trong điều kiện dân số phát triển, đất đai ngày càng thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm…, Phước Hưng không thể tiếp tục duy trì sản xuất theo "lối cũ ta về" như lâu nay. Nhưng Phước Hưng sẽ làm gì, làm thế nào để tạo sự chuyển biến. Đó là điều băn khoăn của chúng tôi khi nhìn về tương lai của vùng quê này.

. Huỳnh Văn Chưa

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bài học về công tác tiêm phòng gia súc ở Tuy Phước   (09/06/2003)
Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Mỹ An  (08/06/2003)
Gian nan cuộc chiến chống lâm tặc ở Hoài Ân   (06/06/2003)
Tây An - đi lên từ đất  (05/06/2003)
Giữ gìn nguồn nước - Giữ gìn nguồn sống  (04/06/2003)
Cảng Quy Nhơn tăng tốc  (03/06/2003)
Muối - Nỗi đau được mùa  (02/06/2003)
Sáng tạo lò sấy quặng bằng than thay dầu Diezel  (01/06/2003)
Ai bảo hộ lao động cho nông dân?   (30/05/2003)
Ở một Xí nghiệp quân đội làm kinh tế  (29/05/2003)
Thành công trong gian khó  (28/05/2003)
Tuy Phước khốn đốn vì nạn dịch tôm  (27/05/2003)
Góp phần phát triển du lịch sinh thái biển  (26/05/2003)
Làm gì để có 10.000 thuê bao Internet vào năm 2005?  (25/05/2003)
Tin vui cho người nuôi bò sữa  (24/05/2003)