Phòng trừ bọ dừa: Vì sao buông lỏng?
16:39', 27/6/ 2003 (GMT+7)

Dừa Bình Định

Năm 2002, phong trào diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa phát triển sâu rộng ở các địa phương trong tỉnh. Chỉ sau 1 tháng phát động đồng loạt ra quân phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, nông dân đã phòng trừ được gần 300.000/300.000 cây dừa bị bọ dừa gây hại. Thế nhưng năm nay, nhiều địa phương đã buông lỏng công tác diệt trừ bọ cánh cứng…

Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, năm nay bọ dừa đã tiếp tục phát sinh và gây hại cho 400.000 cây dừa ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Để công tác diệt trừ bọ dừa đạt kết quả tốt, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho nông dân 1.000 đồng/cây dừa. Chi cục trực tiếp làm việc với UBND các huyện có bọ dừa gây hại và đề xuất các biện pháp phòng trừ. Tuy nhiên, chỉ có 5 huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước tăng cường ban chỉ đạo và ra quân phòng trừ bọ cánh cứng. Chi cục đã phối hợp với các huyện tổ chức được 64 lớp tập huấn hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng cho 4.285 nông dân và cấp hơn 27.500 liều thuốc BVTV cho nông dân.

Do không được phòng trừ bọ dừa liên tục, nhiều vườn dừa ở thành phố Quy Nhơn đã bị bọ cánh cứng gây hại nặng. Bà Lê Thị Mai, Phó Phòng NN-PTNT TP Quy Nhơn cho biết: "Công tác phòng trừ bọ cánh cứng ở Quy Nhơn rất khó triển khai thực hiện. Vì dừa ở đây chủ yếu là dừa cảnh quan, không mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, hơn nữa việc leo trèo để phun thuốc rất vất vả, nông dân không muốn đầu tư chăm sóc. Chỉ tiêu trong tháng ra quân của TP Quy Nhơn phải phòng trừ 5.000 cây dừa, nhưng đến nay, các xã, phường chưa kiểm tra được số lượng dừa đang bị nhiễm bệnh, nên chưa tổ chức triển khai phòng trừ". Và không riêng gì Quy Nhơn, các địa phương khác như An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão cũng xem nhẹ công tác phòng trừ bọ dừa. Riêng huyện An Nhơn hiện có gần 10.000 cây dừa đang bị bọ cánh cứng gây hại, chiếm gần 1/3 số dừa của toàn huyện, nhưng chính quyền địa phương không tổ chức phòng trừ. Ông Lê Minh Toán, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện An Nhơn giải thích: "Dừa không phải là cây trồng kinh tế của địa phương, nông dân không muốn đầu tư chăm sóc, nên việc tổ chức phòng trừ bọ cánh cứng là rất khó". Bà Lê Nữ Việt Hiền, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Nhơn thì cho rằng huyện không triển khai phòng trừ bọ cánh cứng, nên Trạm không thể tổ chức tập huấn phòng trừ bọ cánh cứng cho nông dân được. Trạm chỉ cung cấp thuốc BVTV cho nông dân khi nông dân cần.

Do nhiều địa phương không quan tâm đến công tác phòng trừ bọ dừa, nên sau hơn 2 tháng phát động đồng loạt ra quân phòng trừ bọ cánh cứng, toàn tỉnh mới chỉ phòng trừ được 247.852/400.000 cây dừa đang bị bọ cánh cứng gây hại, tập trung chủ yếu ở các huyện có số lượng dừa lớn như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát và Tuy Phước. Ông Lê Văn Kỳ, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: "Bọ dừa có vòng đời khá dài, phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nếu không phòng trừ kịp thời thì rất khó có thể dập diệt. Để công tác phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa một cách có hiệu quả, các địa phương cần triển khai phòng trừ một cách đồng bộ và thường xuyên mới được".

. Phạm Tiến Sỹ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cuộc tranh chấp thương hiệu rượu "Bầu Đá" sắp đến hồi kết cuộc  (26/06/2003)
Rừng Hà Ri đã có chủ  (25/06/2003)
Các hộ nuôi tôm tại Quy Hòa xơi phải "quả đắng"  (24/06/2003)
Tin vui lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu  (23/06/2003)
Viết tiếp về vụ linh kiện phụ tùng xe máy ngoại nhập lậu  (22/06/2003)
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý rừng  (22/06/2003)
Phú Gia may thổ cẩm  (20/06/2003)
Ai là chủ kho hàng linh kiện phụ tùng xe máy ngoại nhập đang bị tạm giữ tại Quy Nhơn?  (19/06/2003)
Những làng nghề truyền thống ở Nhơn Hậu  (18/06/2003)
Ấn tượng Canh Liên  (18/06/2003)
Nhìn từ chợ chiếu Gò Bồi  (16/06/2003)
Tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường  (13/06/2003)
Hiệu quả đã thấy rõ  (12/06/2003)
Thành công nhờ biết huy động sức dân  (11/06/2003)
Tạo được chữ tín với khách hàng  (10/06/2003)