Làng nghề đan Trung Chánh
17:0', 3/7/ 2003 (GMT+7)

Một hộ làm nghề đan ở Trung Chánh (ảnh: Hậu Đình Tường)

Từ ngã ba chợ Gồm xã Cát Hanh (Phù Cát) về phía đông, theo con đường liên xã trên 10 cây số, hỏi tìm đường mãi, cuối cùng chúng tôi cũng đến thôn Trung Chánh, xã Cát Minh, nơi nổi tiếng nghề đan.

Rẽ vào con đường bê tông dẫn đến chợ Trung Chánh, trông ngôi nhà bên đường có chị phụ nữ đang ngồi đan, chúng tôi vào bắt chuyện: "Ở đây nhà ai làm nghề đan lát lâu năm nhất và làm nhiều hở chị?". "Đất đây là đất nan, nhà nào cũng làm nhiều, biết ai mà chỉ cho mấy chú!" - chị trả lời. Theo anh Võ Xuân Hòa, cán bộ thôn, thì hiện nay ở Trung Chánh có khoảng 610 hộ nhưng có trên 80% số hộ làm nghề đan lát. Chị Nguyễn Thị Học, chủ hộ của một gia đình làm nghề đan, tâm sự: "Nếu làm được 10 cái thúng thì bán được 45.000đ, trừ 10.000đ tiền nan, 10.000đ tiền mây, còn lãi được 25.000đ. Người nào làm giỏi 1 ngày được 1,5 cái. Trừ mọi chi phí, tính ra ngày công còn 2.500 đồng. Nhưng nhờ công phụ lấy số đông của người già, trẻ em nên tiền công cũng đủ trang trải chi tiêu lặt vặt.

Tôi dạo quanh làng, ở đây nhà nhà đan, người người đan, làm bất cứ thời gian rảnh rỗi nào có thể, từ sáng sớm đến nửa đêm. Nhất là những ngày giáp chợ phiên, bắt đầu từ ngày mùng năm âm lịch, cứ 5 ngày có 1 phiên chợ chuyên bán hàng đan lát, những ngày này tấp nập kẻ mua người bán.

Hiện nay, các sản phẩm như: thúng, mủng, nong, nia, nẻn, dừng, sàng… sản xuất từ Trung Chánh có mặt khắp mọi miền từ Bắc vào Nam, đặc biệt là các vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận, vùng cà phê Đăk Lăk, Gia Lai. Trong thôn có trên 30 hộ chuyên mua hàng để đi tiêu thụ các nơi, nhờ vậy mà sản phẩm không bị ứ đọng, nhu cầu rộng lớn của thị trường giúp người nông dân duy trì được cái nghề truyền thống vốn khốn khó tưởng chừng mai một này. Thực tế, nghề nông ở Trung Chánh và các vùng phụ cận khác, nếu không có cái nghề truyền thống đan lát này thì cuộc sống của người nông dân sẽ khó khăn hơn nhiều.

Làm thế nào để duy trì làng nghề đan Trung Chánh là câu hỏi đặt ra đối với địa phương. Nan tre, nguồn nguyên liệu quý tại chỗ không đủ cung cấp cho nghề đan lát, từ lâu người sản xuất phải mua ở các vùng xa xôi khác và trở nên khan hiếm. Trong tương lai nếu không qui hoạch vùng trồng nguyên liệu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời làng nghề thủ công đan lát ở đây còn quá đơn giản, loại sản phẩm có giá trị thấp, nếu không có kế sách lâu dài chuyển đổi sang làm loại sản phẩm đạt tính kỹ thuật cao hơn, đẹp hơn phục vụ cho xuất khẩu thì liệu làng nghề truyền thống này có bị mai một trong tương lai?.

Mong rằng các cấp, các ngành hãy giúp đỡ, tổ chức tham quan, học tập tiếp thu kỹ thuật mới cao hơn để làm ra loại sản phẩm có giá trị xuất khẩu; có chính sách ưu đãi, đầu tư về nhiều mặt, mở rộng sản xuất, tạo cơ hội cho làng nghề Trung Chánh phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

. Ngọc Lối

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Rừng đã được bảo vệ tốt hơn  (02/07/2003)
Những tấm lòng bè bạn  (01/07/2003)
Bình Định trải chiếu hoa, mời gọi các nhà đầu tư và doanh nghiệp  (01/07/2003)
Tăng tốc hội nhập và phát triển  (29/06/2003)
Chuyện lãng mạn đang trở thành hiện thực  (29/06/2003)
Phòng trừ bọ dừa: Vì sao buông lỏng?   (27/06/2003)
Cuộc tranh chấp thương hiệu rượu "Bầu Đá" sắp đến hồi kết cuộc  (26/06/2003)
Rừng Hà Ri đã có chủ  (25/06/2003)
Các hộ nuôi tôm tại Quy Hòa xơi phải "quả đắng"  (24/06/2003)
Tin vui lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu  (23/06/2003)
Viết tiếp về vụ linh kiện phụ tùng xe máy ngoại nhập lậu  (22/06/2003)
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý rừng  (22/06/2003)
Phú Gia may thổ cẩm  (20/06/2003)
Ai là chủ kho hàng linh kiện phụ tùng xe máy ngoại nhập đang bị tạm giữ tại Quy Nhơn?  (19/06/2003)
Những làng nghề truyền thống ở Nhơn Hậu  (18/06/2003)