Doanh nghiệp trợ giúp các xã nghèo: Đừng để "đầu voi đuôi chuột"
17:2', 18/8/ 2003 (GMT+7)

Từ năm 1999, UBND tỉnh đã phân công 62 doanh nghiệp (DN) trong tỉnh trực tiếp giúp các xã nghèo trên địa bàn tỉnh (2 DN giúp một xã) xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi; xây dựng trường học, đào giếng nước sinh hoạt, kéo đường điện sinh hoạt vào các hộ nghèo, tiêu thụ sản phẩm của dân…

Từ đầu năm 2003 đến nay, xã ĐBKK Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) đã được Lâm trường Sông Kôn hỗ trợ một máy tuốt lúa, một máy in laser, bán gỗ trợ giá cho dân làm nhà; đồng thời còn giúp xã làm đường nội bộ ở làng K7. Bá Vân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, hồ hởi: "Đầu năm còn mấy việc xã chưa làm được, chúng tôi đã đề nghị Lâm trường giúp đỡ. Bây giờ thì, như cô thấy đấy, mọi việc đã đâu vào đấy cả rồi. Bà con ưng cái bụng lắm và biết ơn Lâm trường nhiều! ".

Cho đến nay vẫn còn 8 đơn vị chưa trợ giúp lần nào, gồm: Công ty Phú Tài, Công ty cổ phần Xây dựng Bình Định, Công ty Nông sản thực phẩm Bình Định, Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Huệ, Lâm trường Tây Sơn, Công ty Quản lý giao thông thủy lợi Bình Định, Công ty Lâm nghiệp 19, Xí nghiệp Bê tông ly tâm và xây dựng điện; và 2 xã chưa hề nhận được sự trợ giúp là Vĩnh Hảo (Vĩnh Thạnh) và Mỹ Đức (Phù Mỹ).  

Không chỉ trong năm nay, mà nhiều năm qua Vĩnh Sơn đã được Lâm trường trợ giúp nhiều lần. Năm thì giúp dầu thắp sáng, trang bị bàn ghế học sinh, có năm giúp giống cây trồng, phân bón tùy theo yêu cầu của xã. Ông Lê Công Thơ, Phó Giám đốc Lâm trường Sông Kôn cho biết: "Thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc trợ giúp các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), những năm qua, Lâm trường đã trích từ nguồn kinh phí của mình trợ giúp cho Vĩnh Sơn. Đầu năm hai bên làm việc với nhau, chính quyền xã thấy cần hỗ trợ gì thì thông báo. Nếu trong khả năng, lâm trường sẽ đáp ứng ngay. Mỗi lần trợ giúp khoảng 40-50 triệu đồng, bằng hiện vật". Từ năm 1999 đến nay Lâm trường đã tiến hành bốn đợt trợ giúp Vĩnh Sơn với số tiền trị giá trên 152 triệu đồng.

Không chỉ riêng Lâm trường Sông Kôn, một số DN khác cũng đã có những hoạt động trợ giúp thiết thực. Tính đến hết tháng 6-2003, đã có 53/62 DN trợ giúp cho 30/32 xã  ĐBKK với tổng số tiền trợ giúp hơn 1,5 tỉ đồng. Bên cạnh các DN trong tỉnh, còn có hai đơn vị trung ương là Ngân hàng ngoại thương Trung ương và Tổng cục Bưu điện giúp cho huyện An Lão xây dựng Khu ký túc xá Trường Đinh Nỉ (xã An Vinh) và Trường Tiểu học xã An Trung với tổng kinh phí trợ giúp 550 triệu đồng. Nhìn chung các chương trình trợ giúp đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các xã ĐBKK trong việc đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giúp cho hộ nghèo, người nghèo có điều kiện tiếp cận các dịch vụ văn hóa-xã hội, có động lực phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trong 5 năm qua mới chỉ có 4 đơn vị giúp 4 lần; 4 đơn vị giúp 3 lần, 5 đơn vị giúp 2 lần và 40 đơn vị giúp một lần. Đơn vị có số tiền trợ giúp nhiều nhất trên 152 triệu đồng, đơn vị có số tiền trợ giúp ít nhất là 3 triệu đồng. Số đơn vị trợ giúp thường xuyên hàng năm chưa nhiều. Nhiều đơn vị cho rằng chỉ giúp một lần là xong trách nhiệm mặc dù hàng quí Sở LĐ-TB&XH có công văn nhắc nhở và thông báo số đơn vị đã trợ giúp trong quí đó. Nếu như năm 1999-2000 có 41 đơn vị trợ giúp thì đến năm 2001 con số này là 15; năm 2002 giảm xuống chỉ còn có 7 và đến hết 6 tháng đầu năm 2003 mới có 11 đơn vị trợ giúp.

Theo ông Phan Như Hải, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, việc trợ giúp chưa được đều khắp là do việc xâu đầu mối giữa các sở, ngành liên quan, các DN và các xã ĐBKK chưa thật chặt chẽ. Lãnh đạo xã và DN chưa thường xuyên gặp gỡ nhau để trao đổi các nhu cầu trợ giúp. Các DN ngại đi xuống xã, còn lãnh đạo xã lại mặc cảm là người đi xin nên ngại đến DN.

Trợ giúp như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất cũng là điều đáng bàn. Một số DN đã đến tận địa bàn làm việc với chính quyền địa phương để tìm hiểu nhu cầu trợ giúp cụ thể nên hiệu quả trợ giúp đem lại rõ rệt, điển hình như cách làm như xã vùng cao Vĩnh Sơn. Nhưng bên cạnh đó, cũng có DN trợ giúp theo kiểu lấy lệ, trợ giúp không có mục đích cụ thể, chỉ đến hỗ trợ một số tiền rồi ra đi, để mặc xã muốn làm gì thì làm. Cách thức trợ giúp như vậy không đúng với tinh thần giúp đỡ các xã ĐBKK mà UBND tỉnh đã chỉ đạo.

. Thu Hà

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nuôi cá nước ngọt ở các huyện trung du-miền núi: Một hướng đi phù hợp   (17/08/2003)
Kết quả bước đầu đưa bảo hiểm đến hộ nông dân   (15/08/2003)
Chế biến thủy sản xuất khẩu: Ước vọng 95 triệu USD  (14/08/2003)
Nghề cá còn nhiều lực cản   (13/08/2003)
Một ngày với thị trấn vùng cao   (12/08/2003)
Xe lam ba bánh, bây giờ   (11/08/2003)
Quy Nhơn - Diện mạo nào trong tương lai?   (10/08/2003)
Hệ thống Bưu điện văn hóa xã: Góp phần thay đổi vùng cao   (08/08/2003)
Khởi động phong điện Phương Mai   (07/08/2003)
Du lịch Bình Định với vận hội mới   (06/08/2003)
Ách tắc trong xây dựng cơ bản - Hạn chế từ các chủ đầu tư   (05/08/2003)
Công nghiệp Quy Nhơn: Tăng trưởng, nhưng chưa bền vững   (04/08/2003)
Hội nhập vào hệ thống cảng biển quốc tế   (03/08/2003)
Vốn và nhân lực cho du lịch: Những khoảng cách còn lại   (01/08/2003)
Du lịch Bình Định với lộ trình hội nhập   (31/07/2003)