Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa: Năng động và hiệu quả hơn
16:30', 22/8/ 2003 (GMT+7)

Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần thủy sản Hoài Nhơn

Đến nay, toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã chuyển đổi sở hữu và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó có 17 DN thực hiện hình thức cổ phần hóa. Nhìn chung, các DN chuyển sang cổ phần đã có sự chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh, điều hành, quản lý, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Năm 2002, khối công ty cổ phần trên địa bàn Bình Định đã thực hiện tổng doanh thu hơn 760 tỉ đồng, các giá trị lợi nhuận kinh doanh, nguồn vốn, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng khá so với năm 2001. Nguồn vốn tăng thêm do được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và bổ sung từ lợi nhuận sau thuế trong 3 năm (1999-2001) là 17,6 tỉ đồng. Cổ phần của Nhà nước tại các DN không giữ cổ phần chi phối đang trong xu hướng giảm dần từ 28% năm 2000 giảm còn 21% năm 2002. Trong quá trình chuyển đổi, công nợ khó đòi, tài sản không cần dùng tại các DN cổ phần đã được xử lý thỏa đáng nên các DN đã phát huy hiệu quả, tăng vòng quay vốn, đổi mới trang thiết bị theo công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Phần đông DN SXKD đạt hiệu quả cao, mức chia cổ tức cao hơn 10%/năm trở lên. Riêng 7 tháng đầu năm nay, tình hình SXKD của các DN cổ phần tiếp tục có chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu cơ bản tăng bình quân từ 7 - 12,6% so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2002.

Năm 2002, các DN cổ phần đã đạt:

- Tổng doanh thu: trên 760 tỉ đồng, tăng 9,5% và 12,27% so với năm 2000, 2001.

- Lợi nhuận: 21 tỉ đồng, tăng 8,06% và 8,6% so năm 2000, 2001.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ: đạt 33,82%, tăng 8,64% so năm 2001.

- Cổ tức đạt 18,5%, tăng 5,35% và 60,03% so năm 2000, 2001.

- Thu nhập bình quân của người lao động đạt 838.000 đồng/người/tháng.

Từ khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty cổ phần Xây lắp điện Tuy Phước đã thực hiện những bước đi thích hợp từ thấp đến cao, từ những công trình xây lắp có giá trị nhỏ đến lớn dần, doanh thu trong những năm gần đây luôn đạt mức 25 tỉ đồng/năm trở lên, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động, với mức thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/người/tháng và đạt mức lợi tức cổ phần bình quân 2,67%/tháng. Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn cũng là một đơn vị làm ăn năng động sau khi cổ phần hóa. Ông Trần Mạnh Tưởng, Giám đốc Công ty cho biết: "Sau khi chuyển đổi hình thức sở hữu mới, Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn đã chủ động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa tương đối ổn định, kết quả hoạt động SXKD năm sau tăng cao hơn so với năm trước; mức lợi tức cổ phần bình quân luôn đạt 2,04%/tháng". Ông Huỳnh Quang Học, Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Quy Nhơn cũng cho hay: "Công ty cổ phần Nhựa Quy Nhơn đã thật sự thoát khỏi khó khăn, hoạt động SXKD ngày càng ổn định và đạt hiệu quả SXKD cao hơn trước. Các chỉ tiêu cơ bản về doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận của năm sau đều tăng so với năm trước từ 2,4 đến 2,7 lần; thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 700 lên gần 900 ngàn đồng/người/tháng; lợi tức cổ phần bình quân cao hơn 1,55%/tháng nên tập thể cổ đông rất gắn bó và yên tâm tin tưởng vào mô hình doanh nghiệp mới".

Theo đánh giá của ông Phạm Bá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đổi mới và phát triển DN tỉnh: Sau khi chuyển đổi sở hữu DNNN sang cổ phần, cổ phần của người lao động trong DN tăng cao rõ rệt, từ 44% năm 2000 lên 48% năm 2002; đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của người lao động. Đến nay phần lớn các Công ty cổ phần hoạt động SXKD phát triển, đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; mang tính đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện cổ phần hóa DNNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2005.

Theo lộ trình, tiếp tục thực hiện cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2003-2005, trong năm nay Bình Định chuyển đổi 2 DNNN là Công ty tư vấn thiết kế xây dựng và Công ty Công trình giao thông sang công ty cổ phần và 7 DN khác trong các năm 2004-2005. Rút kinh nghiệm trong các năm qua, vấn đề quan trọng đặt ra đối với các DN đang chuyển chuẩn bị chuyển từ DNNN sang cổ phần là phải chủ động xử lý những tồn tại vướng mắc như công nợ khó đòi, các loại tài sản dôi dư, vật tư kém chất lượng… để thu hồi vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sớm ổn định về tài chính trong từng doanh nghiệp.

. Quỳnh Thanh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Dứa - Cây trồng chủ lực mới   (21/08/2003)
Đá hoa cương Bình Định ở thị trường TP HCM: Sự lựa chọn đầu tiên   (20/08/2003)
Nem Chợ Huyện – tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hóa   (19/08/2003)
Doanh nghiệp trợ giúp các xã nghèo: Đừng để "đầu voi đuôi chuột"   (18/08/2003)
Nuôi cá nước ngọt ở các huyện trung du-miền núi: Một hướng đi phù hợp   (17/08/2003)
Kết quả bước đầu đưa bảo hiểm đến hộ nông dân   (15/08/2003)
Chế biến thủy sản xuất khẩu: Ước vọng 95 triệu USD  (14/08/2003)
Nghề cá còn nhiều lực cản   (13/08/2003)
Một ngày với thị trấn vùng cao   (12/08/2003)
Xe lam ba bánh, bây giờ   (11/08/2003)
Quy Nhơn - Diện mạo nào trong tương lai?   (10/08/2003)
Hệ thống Bưu điện văn hóa xã: Góp phần thay đổi vùng cao   (08/08/2003)
Khởi động phong điện Phương Mai   (07/08/2003)
Du lịch Bình Định với vận hội mới   (06/08/2003)
Ách tắc trong xây dựng cơ bản - Hạn chế từ các chủ đầu tư   (05/08/2003)