Chăn nuôi heo hiện nay:
Chất lượng thịt - Yếu tố quyết định sức cạnh tranh
17:19', 31/8/ 2003 (GMT+7)

Ở Bình Định, chăn nuôi heo chiếm phần lớn giá trị trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Thế nhưng, thời gian gần đây, người chăn nuôi heo đã phải lao đao do sự biến động lớn của thị trường. Chất lượng thịt heo của Bình Định đã không đủ sức cạnh tranh với thị trường lớn miền Nam.

* Nuôi "bỏ hũ" đã lỗi thời

So với các loài gia súc-gia cầm khác, con heo là vật nuôi khá phổ biến trong nông dân hiện nay. Chăn nuôi heo góp phần quan trọng tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình nông dân. Thế nhưng, có thể nói cho đến nay người chăn nuôi ở Bình Định chưa có sự đột phá trong việc đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư về con giống, thức ăn... Qua khảo sát ở các vùng nông thôn, hiện nay việc chọn con giống heo nuôi chưa được người nông dân xem trọng. Vì ham rẻ nên người chăn nuôi chấp nhận mua con giống chất lượng kém về chăn nuôi. Có gia đình tự nuôi heo nái để lấy giống, chất lượng heo con không đạt, đến khi bán heo thịt ra thị trường bị ép giá. Ngoài ra, đối với những giống heo xấu, trong quá trình nuôi gặp rất nhiều rủi ro, thường xuyên bị dịch bệnh, lại tiêu tốn nhiều thức ăn…

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Trung tâm KHKT vật nuôi tỉnh, con heo là loài vật nuôi quan trọng của người nông dân, nhưng với cách nuôi "truyền thống" rất khó cạnh tranh nổi với thị trường. Hầu hết thị trường tiêu thụ heo ở Bình Định hiện nay chủ yếu được đưa vào TP Hồ Chí Minh, nhưng ở đây trình độ chăn nuôi của họ đã phát triển rất cao. Ở các tỉnh miền Đông Nam bộ các trang trại chăn nuôi quy mô lớn phát triển rất mạnh. Vấn đề chọn lọc con giống, thức ăn được thực hiện một cách rất nghiêm túc. Giống heo đưa vào nuôi ở các trang trại phải là giống heo lai thuần, tỷ lệ nạc chiếm trên 51%… Do vậy, đến khi xuất ra thị trường, mặc dù chịu sức biến động lớn nhưng họ vẫn không bị thua lỗ vì giá vẫn ở mức cao. Trong khi đó với nền chăn nuôi còn khá lạc hậu ở tỉnh, chủ yếu là cách nuôi "bỏ hũ" của nông dân thì làm sao có thể cạnh tranh nổi trên thị trường.

* Cần có cú huých trong chăn nuôi heo

Bài học về giá heo "đại hạ giá" một lần nữa đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với chăn nuôi heo ở Bình Định. Trước hết, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là vấn đề nâng cao chất lượng đàn heo giống. Trong thời gian qua, mặc dù ngành nông nghiệp đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng đàn heo giống để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thế nhưng chất lượng heo giống tốt vẫn còn thiếu nghiêm trọng. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 1 trang trại heo giống cấp 1 ở Nhơn Hòa và 22 trang trại heo giống cấp 2 vừa được xây dựng trong 2 năm gần đây. Mỗi năm những trang trại này chỉ có thể cung cấp được 5.000 con giống chất lượng tốt trong khi đó nhu cầu heo giống mỗi năm ở Bình Định cần đến 96.000 con.

Bên cạnh phát triển đàn heo giống, việc thay đổi hình thức chăn nuôi quảng canh lâu nay tồn tại trong nhân dân cũng là biện pháp quan trọng để tăng sức cạnh tranh trong thị trường. Người chăn nuôi phải có những bước đột phá mới để phát triển như: phát triển chăn nuôi quy mô lớn, trang trại, đầu tư thức ăn, chuồng trại, chăm sóc thú y một cách hợp lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường…

. Nguyễn Hân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thực hiện Chương trình 135: Còn nhiều hạn chế   (29/08/2003)
Chuyển động mới ở Công ty Cổ phần đông lạnh Quy Nhơn   (28/08/2003)
Phòng trừ bọ hại dừa: Đừng để đầu voi đuôi chuột  (27/08/2003)
Các doanh nghiệp đang "dài cổ" chờ điện   (26/08/2003)
Bình Định: thị trường nhiều tiềm năng   (25/08/2003)
Ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Tài - SOS!   (24/08/2003)
Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa: Năng động và hiệu quả hơn   (22/08/2003)
Dứa - Cây trồng chủ lực mới   (21/08/2003)
Đá hoa cương Bình Định ở thị trường TP HCM: Sự lựa chọn đầu tiên   (20/08/2003)
Nem Chợ Huyện – tiến tới xây dựng thương hiệu hàng hóa   (19/08/2003)
Doanh nghiệp trợ giúp các xã nghèo: Đừng để "đầu voi đuôi chuột"   (18/08/2003)
Nuôi cá nước ngọt ở các huyện trung du-miền núi: Một hướng đi phù hợp   (17/08/2003)
Kết quả bước đầu đưa bảo hiểm đến hộ nông dân   (15/08/2003)
Chế biến thủy sản xuất khẩu: Ước vọng 95 triệu USD  (14/08/2003)
Nghề cá còn nhiều lực cản   (13/08/2003)