Phát triển du lịch Bình Định: Những tín hiệu tích cực
16:1', 26/9/ 2003 (GMT+7)

Một góc Life Resort Quy Nhơn (Khu du lịch Bãi Dài) - ảnh: Q.T

Những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND Bình Định rất quan tâm đến việc khai thác tiềm năng du lịch của địa phương; ban hành các chính sách thông thoáng, ưu đãi đầu tư nhằm tạo động lực đưa hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy việc triển khai còn chậm, nhưng đã có những tín hiệu tích cực, với nhiều triển vọng.

* Đường lên đã mở

Trong lĩnh vực đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, liên doanh, liên kết xây dựng các khu du lịch như khu du lịch Bãi Dài, khách sạn Du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn, khách sạn Cosevco 75... Với tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, hầu hết các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang thực hiện dự án đều đánh giá cao về tiềm năng, triển vọng du lịch Bình Định. Ông Louk Lenneart, nhà đầu tư quốc tịch Áo, Tổng giám đốc Công ty liên doanh khu du lịch Bãi Dài cho biết "Sau khi khảo sát địa bàn VN, Bãi Dài là điểm dừng chân của tập đoàn chúng tôi; và tôi tin rằng tiềm năng du lịch Bình Định là điều kiện để khu du lịch Bãi Dài phát triển về lâu dài...". Ông Đỗ Công Hoàng - Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty liên doanh du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn cũng đã khẳng định: "Bình Định có tiềm năng du lịch phong phú, mang đậm bản sắc riêng, đó là đòn bẩy để phát triển kinh tế du lịch. Công trình khách sạn du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn, khu du lịch sinh thái đồi Ghềnh Ráng đang thi công xây dựng, với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng, cũng là bước khởi đầu của Công ty liên doanh du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn...".

Sau dự án đường Quy Nhơn - Sông Cầu đi vào hoạt động, Bình Định đã tiếp tục triển khai thực hiện dự án xây dựng tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, mở ra một triển vọng mới để phát triển kinh tế du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh đã thông qua quy hoạch tổng thể dự án du lịch sinh thái Phương Mai - Núi Bà, và đang xúc tiến quy hoạch chi tiết để tiếp tục triển khai nhiều điểm, tuyến du lịch sinh thái, kết hợp du lịch biển, rừng và đồng quê. Trong dự án này có tuyến đường du lịch Đề Gi - Cách Thử, dài 25 km, xuyên qua địa bàn 2 xã vùng sâu, nghèo nhất tỉnh là Cát Tiến, Cát Hải (Phù Cát) với tổng vốn đầu tư 40 tỉ đồng, trong đó có sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch. Năm 2003 Tổng cục Du lịch đã đầu tư 3 tỉ đồng; phần còn lại Tổng cục sẽ giải ngân trong những năm tiếp theo. Tuyến đường du lịch Đề Gi - Cách Thử là đoạn nối liền giữa tuyến đường biển chạy dài từ biển Quy Nhơn đến cửa biển Tam Quan, dài hơn 132 km. Đây là tuyến đường xương sống, xuyên qua nhiều vùng nông thôn nghèo, sẽ mở ra hàng trăm cụm, điểm đầu tư về du lịch, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng biển của tỉnh. Có thể nói từ những động thái tích cực, những khởi động bước đầu đã thể hiện chủ trương đúng đắn của tỉnh về đầu tư phát triển du lịch; góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh nhà.

* Nối liền vùng sâu, vùng xa với cộng đồng

Ngành Thương mại - Du lịch Bình Định tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới 27-9

Sở Thương mại - Du lịch Bình Định đã đề ra kế hoạch hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới 27-9 với mục đích nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân và cán bộ công nhân viên ngành du lịch về vai trò vị trí của kinh tế du lịch, đặc biệt là chủ đề của Ngày Du lịch thế giới năm nay "Du lịch: Động lực xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và hài hòa xã hội".

Theo đó, bằng các hoạt động thiết thực, ngành du lịch Bình Định tiếp tục triển khai Pháp lệnh Du lịch, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2003-2005, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch Bình Định nhằm thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Bình Định.

Sở Thương mại - Du lịch cũng đã chỉ đạo các tổ chức, đơn vị du lịch hưởng ứng ngày Du lịch Thế giới, phát động phong trào tuần lễ "xanh, sạch, đẹp", tạo môi trường, cảnh quan thuận lợi để đón tiếp khách du lịch; giảm giá phòng cho khách du lịch tại các khách sạn; tổ chức các tour du lịch với giá ưu đãi để thu hút du khách; tặng quà lưu niệm cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, trong ngày 27-9-2003; tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật truyền thống; tổ chức các chương trình ẩm thực bằng các món ăn truyền thống; đồng thời kêu gọi toàn thể các tổ chức, đơn vị, CBCNV ngành Du lịch Bình Định phát động phong trào tự nguyện quyên góp tiền ủng hộ cho Quỹ hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tuyến du lịch sinh thái Phương Mai - Núi Bà, bước đầu đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước... Mới đây, ông Ronny Schicht - nhà đầu tư quốc tịch Đức - đã trình bày với UBND tỉnh về dự án khu du lịch sinh thái Vĩnh Hội (Cát Hải - Phù Cát), rộng 91 ha, tổng vốn đầu tư 15 triệu USD; có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng dự định đầu tư vào các dự án du lịch trên tuyến này.

Nhìn lại kết quả đầu tư dự án đường Quy Nhơn - Sông Cầu, đã mở ra một không gian du lịch mới, đồng thời giải phóng cho một vùng đất thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu từ bao đời qua của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên... Đối với các xã nghèo vùng sâu Cát Hải, Cát Tiến của huyện Phù Cát, phần đông bà con nông dân cũng rất phấn khởi, vì mới mở đường thông thương, đi lại giao lưu giữa các vùng thuận tiện hơn trước; hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn nên giá cả hàng hóa các loại không còn khoảng cách so với thị trường trong tỉnh. Nơi đây ngày càng phát triển nhiều dịch vụ phục vụ đời sống, tiêu dùng. Ngày càng nhiều du khách đến tham quan các thắng cảnh như chùa Ông Núi, hệ thống hang động ở núi Bà, cửa Đề Gi... Ông Nguyễn Trương Lân - Chủ tịch UBND xã Cát Hải tâm sự: "Từ khi triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường du lịch Đề Gi - Cách Thử, bỗng chốc trên địa bàn xã và cả vùng lân cận như bừng lên sức sống mới".

Trước những động thái tích cực trong việc phát triển kinh tế du lịch, chúng ta có thể tin tưởng các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh nhà sẽ được đánh thức, đưa hoạt động du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khi những dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai thực hiện đến các vùng xa xôi trong tỉnh, sẽ góp phần giải thoát nghèo nàn lạc hậu, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động địa phương, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn...

. Quỳnh Thanh

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khó khăn của một làng nghề thủ công mỹ nghệ   (25/09/2003)
Ghi nhận ở một HTX tiên tiến   (24/09/2003)
Phát triển kinh tế - xã hội Tuy Phước: Nhìn từ các cụm kinh tế - kỹ thuật   (23/09/2003)
Cuộc "hội ngộ" của những điển hình mới   (22/09/2003)
Duyên hải miền Trung: Làm gì để có những cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm?   (21/09/2003)
Đê Khu Đông trước mùa mưa bão: Vẫn chưa thật sự an toàn   (19/09/2003)
Có gì mới trong thị trường gạch ốp lát?   (18/09/2003)
Chủ động trong quá trình hội nhập  (17/09/2003)
Đường quê rộng mở   (16/09/2003)
Du lịch sinh thái trang trại - Một hướng đi mới   (15/09/2003)
Rau an toàn: Sốt vó nỗi lo đầu ra   (14/09/2003)
Nhìn lại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2003 tại Bình Định : 3 và 1   (11/09/2003)
Vùng cao thiếu chợ…  (10/09/2003)
Mùa làm bánh trung thu   (09/09/2003)
Sản phẩm của làng nghề Tam Quan đang bí "đầu ra"   (08/09/2003)