Làm giàu trên diện tích 2.500 m­­2
16:19', 30/9/ 2003 (GMT+7)

Với nơi vùng cao đất rộng người thưa, người dân thường chọn xuất phát điểm từ mô hình kinh tế vườn đồi hay kinh tế trang trại để làm giàu. Thế nhưng, với anh Trần Quốc Lộc, thôn Xuân Phong, An Hòa (An Lão) thì khác. Anh chọn mô hình phát triển kinh tế gia đình ngay chính trên mảnh đất vườn nhà với diện tích không quá 2.500m2.

Anh Lộc là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện với mức thu nhập 50 triệu đồng/năm từ mô hình "nhà nấm - vườn tiêu - ao cá". Trong đó, thu nhập từ việc trồng nấm: 30 triệu đồng; vườn tiêu và các nguồn khác: 20 triệu đồng; ao cá chủ yếu tạo cảnh quan, phục vụ bữa ăn gia đình, ngày giỗ chạp, thơm thảo với bà con hàng xóm... Với nghề trồng nấm, theo anh Lộc thì nhờ tham gia học các lớp tập huấn nghề của Hội Nông dân, Hội VACVINA; qua tham quan mô hình từ các địa phương, anh mày mò tìm hiểu, đặt câu hỏi rồi tự lý giải vì sao ít người thành công, trong khi về nguyên liệu, nguồn lao động, vốn đầu tư, giống nấm, nhà xưởng, quy trình kỹ thuật sản xuất cho từng loại nấm thì nông dân ai cũng có thể hiểu và làm được, tài liệu vừa cấp phát vừa bán rất phong phú. Cuối cùng anh tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Theo anh, có hai điều cốt yếu để trồng nấm thành công, duy trì được sản xuất. Đó là phải nắm bắt quá trình phát triển của từng loại nấm, và kiểm soát được môi trường xung quanh. Anh chịu khó nghiên cứu về đặc trưng sinh học của từng loại nấm trong điều kiện khí hậu của địa phương, để có cách tăng giảm về thời gian, vật tư, phụ gia hợp lý, đảm bảo sự lên chồi và phát triển của nấm một cách tốt nhất; đồng thời theo dõi chặt chẽ ảnh hưởng tác động của môi trường xung quanh, nhiệt độ và độ ẩm.

Anh cũng trồng gần 100 gốc tiêu trong vườn nhà vừa làm kinh tế, vừa tạo môi trường xanh - sạch. Ao cá, phần nhiều làm dịu về nhiệt độ, có độ ẩm trong vườn. Vị trí nhà trồng nấm (70m2) được bố trí một bên là vườn tiêu, phía sau là đồng ruộng, một bên ao cá và phía trước là giếng nước để đảm bảo việc kiểm soát môi trường và thuận lợi chăm sóc. Anh cho biết: "Hơn ba năm nay tôi vất vả, quần quật suốt ngày, mùa đông mùa thu vất vả với nấm sò, mùa xuân mùa hạ quần quật với nấm rơm. Nhưng bù lại, mỗi ngày trung bình tôi có 10-15 kg nấm tươi, giá cũng kha khá 10.000 đến 15.000 đồng/kg. Tiền sửa nhà, mua sắm đồ dùng gia đình, cho con đi học và cả tích lũy chủ yếu đều từ trồng nấm".

Có thể anh Lộc chưa phải là gương làm giàu điển hình ở xã vùng cao An Hòa (An Lão) nhưng cách làm giàu của anh, chắc hẳn cũng đáng để nhiều người tham khảo và học tập.

. Thiện Chế

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tính thực tiễn của một dự án   (29/09/2003)
Hệ thống hồ chứa nước ở Hoài Ân trước mùa mưa bão: Nhiều điều đáng lo!   (28/09/2003)
Phát triển du lịch Bình Định: Những tín hiệu tích cực   (26/09/2003)
Khó khăn của một làng nghề thủ công mỹ nghệ   (25/09/2003)
Ghi nhận ở một HTX tiên tiến   (24/09/2003)
Phát triển kinh tế - xã hội Tuy Phước: Nhìn từ các cụm kinh tế - kỹ thuật   (23/09/2003)
Cuộc "hội ngộ" của những điển hình mới   (22/09/2003)
Duyên hải miền Trung: Làm gì để có những cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm?   (21/09/2003)
Đê Khu Đông trước mùa mưa bão: Vẫn chưa thật sự an toàn   (19/09/2003)
Có gì mới trong thị trường gạch ốp lát?   (18/09/2003)
Chủ động trong quá trình hội nhập  (17/09/2003)
Đường quê rộng mở   (16/09/2003)
Du lịch sinh thái trang trại - Một hướng đi mới   (15/09/2003)
Rau an toàn: Sốt vó nỗi lo đầu ra   (14/09/2003)
Nhìn lại Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2003 tại Bình Định : 3 và 1   (11/09/2003)